4 chân lý màu nhiệm và 8 con đường chân chính

4 chân lý màu nhiệm và 8 con đường chân chính

Đây là giáo lý về tư tưởng “hạnh phúc trong hiện tại” của Phật Giáo (Tứ Diệu Đế) đã có được 2500 năm nhưng vẫn luôn luôn đúng với hiện tại và mãi mãi sau này. Thực hiện được những điều này chắc chắn chúng ta có được sự an lạc và hạnh phúc cho mình và những người xung quanh mình.

Mình không phải là người nghiên cứu sâu hay hiểu về Đạo Phật nhưng những điều này mình thấy quá đúng và cố gắng diễn giải tóm tắt 4 chân lý màu nhiệm và 8 con đường chân chính theo cách dân dã và dễ hiểu nhất theo cách của mình.

1. THỰC TRẠNG KHỔ ĐAU CỦA CON NGƯỜI (KHỔ ĐẾ)

Ai cũng từng có trải nghiệm khổ đau

– Khổ đau là một thực trạng mà chắc chắn ai cũng từng ít nhiều có cảm nhận trong đời.
– Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau và tìm kiếm hạnh phúc
– Để hướng tới hạnh phúc và an lạc, đầu tiên chúng ta phải hiểu và nhận diện được khổ đau.
– Đa phần mọi người không hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không cảm thấy hạnh phúc
– Đôi khi, càng tìm kiếm hạnh phúc lại càng vướng vào khổ đau

Về sinh lý

– Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc và đau đớn
– Khi ta bị một cái gai nhọn đâm buốt, ta thấy đau đớn và khó chịu
– Lão Tử từng nói: con người lúc sinh ra đã đau khổ, lớn lên già yếu bệnh tật, và cuối cùng cái chết là sự tan rã cuối cùng.

Về tâm lý

– Khổ đau là do không toại ý, không vừa lòng.
– Những mất mát thua thiệt trong đời làm mình khổ
– Người mình thương muốn gặp không được, người mình ghét mà cứ gặp hoài
– Muốn tiền tài danh vọng nhưng nó cứ vụt qua
– Những ước mơ không toại ý khiến lòng mình trống trải và bức bách

Về “cái tôi”

– Mọi khổ đau, lo lắng, sợ hãi, thất vọng đều gắn liền với “cái tôi” của chúng ta
– Ý niệm về “thân thể của tôi”, “tình cảm của tôi”, “tư tưởng của tôi”, “tâm tư của tôi”, “nhận thức của tôi” là nguồn gốc hình thành cái tôi vị kỷ.
– Nói chung, khi chúng ta bám quá nhiều vào “cái tôi”, thì đau khổ sẽ xuất hiện

2. NGUỒN GỐC CỦA ĐAU KHỔ (TẬP ĐẾ)

Nguyên nhân chính là trong tâm tưởng

– Nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của chính mình.
– Khi nhận thức được bản chất của khổ đau ta sẽ không còn thấy đau khổ nữa
– Cuộc đời có khổ hay không tùy thuộc vào tâm lý, cảm xúc và nhận thức của mỗi người
– Nhiều đau khổ phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh, nhưng nguyên nhân thực sự vẫn là tâm mà ra
– Sự đau khổ thường xuất phát từ lòng tham và ham muốn, ham muốn không bao giờ là đủ để thỏa mãn

Nguyên nhân sâu xa của đau khổ là sự vô minh

– là do không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng
– Mọi sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều chuyển biến và có mối liên hệ
– Chúng ta không thấy rõ mối liên hệ nên sinh tham muốn mà ôm giữ cho riêng mình

“Cái tôi” là nguồn gốc của đau khổ

– Không thấy rõ nên ta lầm tưởng rằng “cái tôi” là quan trọng nhất, cố gắng thỏa mãn nhu cầu của “cái tôi”
– Do những suy nghĩ về cái tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi mà có những thống khổ của cuộc đời
– Nếu nhận thấy một cách rõ ràng khổ hay không là do lòng mình, chắc chắn mọi người sẽ không còn khổ nữa.
– Đừng để sa ngã vào những ham muốn vị kỷ thì cuộc đời đầy an lạc và hạnh phúc.

3. CHẤM DỨT ĐAU KHỔ (DIỆT ĐẾ)

– Chấm dứt phiền não sẽ chấm dứt đau khổ và sống hạnh phúc, an lạc
– Đạo Phật xác định cuộc đời chứa cả những đau khổ và hạnh phúc
– Có sự tu dưỡng sẽ đạt được hạnh phúc

Hạnh phúc tương tối

– Khi bạn làm lắng dịu lòng tham và sự cố chấp thì lo âu, sợ hãi và bất an sẽ giảm hẳn
– Nhìn vấn đề đơn giản hơn, rộng lượng hơn tâm bạn sẽ trở nên thanh thản, đầu óc tỉnh táo.
– Một ví dụ: Khi một chàng trai yêu một cô gái. Tình cờ anh ta bắt gặp cô gái cười đùa với chàng trai khác. Anh ta ghen tức, bực bội và đau khổ. Một thời gian sau, anh không còn yêu thương cô ấy nữa. Lần này, anh ta lại gặp cô ấy đang cười đùa với những chàng trai khác, hình ảnh đó không còn làm anh đau khổ nữa.
– Khi tâm trí không bị chi phối bởi sự ghen tức hay phiền muộn thì bạn sẽ trầm tĩnh và sáng suốt hơn
– Khi bạn bình tĩnh thì khả năng nhận thức sự vật hiện tương sâu sắc và chính xác hơn.
– Khi hiểu vấn đề, thân tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn đối với mọi người độ lượng, bao dung và khiêm tốn hơn.
– Thanh thản với của cải và danh vọng, bạn sẽ không cảm thấy áp lực và sống hưởng thụ đời sống có phẩm chất hơn.
– Bạn có khả năng giảm thiểu lòng tham và vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ được tăng phần hạnh phúc lên mức độ ấy

5 trạng thái của bệnh tâm lý gồm:

– Tham lam, sân si, hối hận, hoài nghi và do dự
– Khi 5 loại tâm lý này có mặt, nó sẽ trói buộc và ngăn che tâm lý bạn.
– Loại trừ 5 loại tâm lý này, tinh thần của bạ nsẽ sáng tỏ và thanh tịnh

Hạnh phúc tuyệt đối

– Hạnh phúc tuyệt đối và tối thượng chính là sự Niết Bàn
– Niết bàn là sự thanh tịnh, trạng thái an lạc khi đã không còn tham, sân, si
– Một số người quan niệm, Niết Bàn là cảnh giới cao cấp hơn cảnh giới con người, giống như cõi thiên đường thì đó là quan niệm sai lầm
– Niết bàn là trạng thái vượt ra khỏi thời gian, không gian, có, không, lớn, nhỏ
– Niết bàn là một trạng thái siêu việt thanh tịnh mà nếu bạn còn tham, sân, si sẽ không thể cảm nhận được.
– Niết bàn không phải là một nơi chốn nào khác biệt xa vời, mà nó nằm ngay trong tầm tay của mỗi người.
– Nhìn những rặng núi, những con suối chảy, những hàng cây, bạn thấy ngây ngất cảnh đẹp mà không bị chi phối bởi tham sân si thì cảnh đẹp đó chính là Niết Bàn.

4. CON ĐƯỜNG CHÂN CHÍNH (ĐẠO ĐẾ)

– Đạo là con đường, phương pháp thực hiện để đạt được an lạc và hạnh phúc
– Toàn bộ giáo lý mà Đức Phật dạy là để hướng Đạo vì hạnh phúc và an lạc cho loài người

8 con đường chân chính là 8 chánh đạo mà con người nên theo

(1) Chánh kiến: Thấy và hiểu đúng đắn

– Nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, cái nào thiện, cái nào ác
– Nhận thức đúng về bản chất của sự vật chỉ là vô thường
– Nhận thức rõ bản chất và nguyên nhân của khổ và con đường đưa đến hết khổ

(2) Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn

– Đừng để mình suy nghĩ về những vấn đề bất thiện: tham lam, tức tối, giận hờn
– Hướng mình vào sự thương yêu và giúp đỡ mọi người
– Sống nhẫn nhịn, trầm tĩnh và bao dung.

(3) Chánh ngữ: Ngôn ngữ đúng đắn

– Không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù
– Nói những lời đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết hòa hợp, thương yêu và lợi ích

(4) Chánh nghiệp: Hành vi đúng đắn

– Không có hành vi trộm cướp, giết hại, hành dâm phi pháp
– Không ham muốn những thú vui bất thiện, làm hại người khác
– Thực hành sự thương yêu, cứu giúp, biết ơn mọi người

(5) Chánh mạng: Đời sống đúng đắn

– Làm những nghề nghiệp chân chính
– Không sống bằng nghề phi pháp, độc ác, gian xảo
– Không mưu sinh trên sự

(6) Chánh tinh tấn: Nỗ lực đúng đắn

– Nỗ lực đoạn trừ điều ác
– Nỗ lực thực hiện những điều thiện

(7) Chánh niệm: Chú tâm vào giây phút hiện tại

– Ngưng nuối tiếc quá khứ và ngừng lo lắng cho tương lai
– Tin vào những việc làm tốt và điều thiện
– Chú tâm một cách đặc biệt có chủ đích vào giây phút hiện tại và không phán xét
– Tận hưởng mùi vị của chén trà, và âm thanh của bản nhạc mà bạn đang nghe
– Mở rộng tấm lòng, yêu thương và trân trọng những người xung quanh
– Tràn ngập lòng biết ơn khi biết mình đang còn sống

(8) Chánh định: Tập trung tư tưởng đúng đắn

– Nhất tâm theo những điều thiện và những điều đúng đắn thì tâm trí sẽ không bị rối loạn
– Tập trung tư tưởng an tịnh hướng đến việc phát triển trí tuệ và những con đường chân chính
(Tóm tắt và chỉnh sửa từ nguồn chuacattuongcom)

Ý kiến