Kỹ năng lắng nghe là gì? Tại sao nói “lắng nghe” là kỹ năng của người thành công.

Kỹ năng lắng nghe là gì? Tại sao nói “lắng nghe” là kỹ năng của người thành công.

Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng mà chúng ta cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo.
Hầu hết mọi người ai cũng có thể “nghe”, nhưng rất ít người biết “lắng nghe”.
Con người chúng ta mất 3 tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đợi để học lắng nghe.

Khác biệt của Nghe và Lắng nghe

Trong tiếng Anh Hearing (Nghe) và Listening (Lắng nghe) có sự khác biệt rất lớn.

  • Hearing: Nghe là quá trình bị động, là quá trình sinh lý của việc tiếp nhận âm thanh, nghe mà không đòi hỏi phải hiểu
  • Listenning: Lắng nghe là quá trình chủ động, bao gồm “nghe” và thấu hiểu thông điệp, bối cảnh và lưu trữ lại và cả học hỏi

Do đó, lắng nghe luôn luôn khó hơn nghe, phải rèn luyện nhiều mới đạt được. Lắng nghe không phải là bản năng mà là cả một nghệ thuật, phải rèn luyện lâu dài mới đạt được

“Trầm tĩnh là bản lĩnh của người trưởng thành. Lắng nghe là sức mạnh của sự trầm tĩnh. Người biết nói có thể sống cho riêng mình. Người biết nghe, có thể nắm được tâm tình của cả thế gian”.

Tại sao cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe

– Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% trong mọi cuộc giao tiếp
– Lắng nghe là chìa khóa của tất cả các cuộc giao tiếp hiệu quả
– Lắng nghe tốt giúp tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, giảm thiểu hiểu lầm xảy ra
– Lắng nghe giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp với người xung quanh
– Lắng nghe giúp bạn thu thập thông tin tốt hơn qua đó nâng cao khả năng tương tác với mọi người
– Lắng nghe tạo được thiện cảm với mọi người
– Lắng nghe giúp bạn tạo được những mối quan hệ tốt đẹp
– Lắng nghe giúp bạn hạn phúc hơn và thành công trong công việc và đời sống
– Lắng nghe giỏi không những cải thiện hiệu quả trò chuyện mà còn gây ảnh hưởng tới người nói
– Lắng nghe giúp bạn nâng cao kỹ năng lãnh đạo và cải thiện mối quan hệ kinh doanh
– Kỹ năng lắng nghe sâu là một vũ khí mạnh mẽ
– Lắng nghe tốt sẽ có sự thấu hiểu hơn về người nói và tình huống, nhờ đó sẽ có phản ứng tốt hơn
– Lắng nghe tốt sẽ ít phạm sai lầm hơn, ít làm phiền lòng người khác, vận hành công việc với thông tin chất lượng hơn
– Lắng nghe giúp người nói cảm thấy được khích lệ để chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của mình, cảm thấy ý kiến của mình có giá trị

“Đầu tiên chúng ta hãy lắng nghe để hiểu người khác, rồi mới mong đợi người khác hiểu mình”

Lợi ích trong công việc

– Biết lắng nghe và hiểu rõ giúp chúng ta học thêm kinh nghiệm và kiến thức từ người khác
– Thấu hiểu đồng nghiệp giúp bạn dễ hòa đồng và làm việc nhóm hiệu quả hơn
– Thấu hiểu khách hàng và đối tác giúp bạn đưa ra được những ý tưởng đề xuất hoặc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
– Lãnh đạo lắng nghe giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo sự gắn kết và tăng hiệu quả công việc

Lợi ích trong đời sống

– Lắng nghe giúp bạn xây dựng và phát triển các mối quan hệ chất lượng
– Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác

“Khi lắng nghe bạn cần gạt bản thân sang một bên và tập trung hoàn toàn vào một người khác trong một khoảng thời gian nhất định”

Thật ra chúng ta “lắng nghe kém”

– Theo nghiên cứu cho thấy, hầu hết chúng ta lắng nghe ở mức 25%
– Chúng ta đang bỏ lỡ 75% thông điệp mà người khác đang muốn truyền đạt
– Và cứ bốn lần thì hết ba lần người khác cũng bỏ lỡ những điều chúng ta nói

Những trường hợp đơn giản như lắng nghe kém

– Hỏi đường và đi theo chỉ dẫn
– Ghi lại lời nhắn qua điện thoại
– Nghe diễn thuyết
– Nghe báo cáo tình hình tiến độ
– Nghe các buổi học hoặc seminar

Tại sao chúng ta lắng nghe kém

– Vì chúng ta quá nôn nóng muốn đưa ra lời khuyên sớm nhất
– Vì chúng ta cảm thấy việc lắng nghe mất quá nhiều thời gian trong cuộc nói chuyện đó
– Vì cái tôi quá cao, chúng ta thường chú ý đến bản thân mình nhiều hơn người khác
– Vì chúng ta không đủ khách quan để nhìn nhận mọi vấn đề
– Vì chúng ta dễ có định kiến với đối phương khi họ nói khác quan điểm của mình
– Vì chúng ta thường thiếu kiên nhẫn đề nghe, hiểu và chia sẻ vấn đề của người một cách chân thành

“Chỉ sau nhu cầu được sống, được tồn tại, nhu cầu được ghi nhận, được xem mình là quan trọng là nhu cầu quan trọng thứ hai. Và lắng nghe mang lại tất cả điều đó, lắng nghe là nguồn sống tinh thần”
(Stephen Covey)

5 CẤP ĐỘ LẮNG NGHE

Cấp độ 1: Phớt lờ

– Thể hiện sự phớt lờ mặc dù biết đối phương đang nói
– Không nghe gì và để ngoài ta những gì đối phương đang nói
– Làm việc riêng hoặc nhìn lơ đãng trong cuộc họp hoặc cuộc trò chuyện
– Thể xác ở đây nhưng tâm hồn ở trên mây
– Những gì mình đang nghe trái với quan điểm của bản thân nên cảm giác không cần thiết và không muốn nghe
– Đây là cấp độ thấp nhất trong giao tiếp, những người này giao tiếp kém,
– Thể hiện sự thiếu tôn trọng đối phương và thậm chí thiếu tôn trọng bản thân

Cấp độ 2: Giả vờ

– Có vẻ như tôi đang lắng nghe, nhưng lại suy nghĩ chuyện khác
– Thỉnh thoảng tôi có gật đầu, uhm, vâng nhưng tôi đang không nghe được mấy
– Giả vờ lịch sự nghe nhưng thực tế không nghe gì và không hiểu gì
– Luôn suy nghĩ những điều mình muốn nói hơn là nghe người khác đang nói gì
– Muốn người khác nghe mình nói hơn là phải nghe người khác nói

Cấp độ 3: Chọn lọc

– Chỉ nghe những gì mình thích và thấy phù hợp, có ích hoặc là đúng với suy nghĩ của bản thân
– Những gì không phù hợp thì bỏ nghe và suy nghĩ chuyện khác
– Phớt lờ những ý mà cảm thấy không quan trọng
– Vừa lắng nghe vừa suy nghĩ xem lát nữa mình sẽ nói câu gì

Cấp độ 4: Chăm chú

– Đây là một trong những cấp độ cao của lắng nghe
– Chủ động lắng nghe và cố gắng thấu hiểu
– Chú tâm vào những gì đối phương đang nói
– Thể hiện đang nỗ lực đang tập trung để nắm bắt thông tin và nội dung
– Ghi chép lại, và liên tục có những cử chỉ hoặc biểu cảm xác nhận rằng tôi đang lắng nghe
– Quan sát và lặp lại thông tin tôi đã nghe được để xác nhận mình hiểu đúng
– Đặt câu hỏi để làm rõ hơn thông điệp

Cấp độ 5: Thấu cảm

– Cấp độ cao nhất của lắng nghe
– Không chỉ tiếp nhận thông tin bằng thính giác mà còn bằng cả trái tim để lắng nghe
– Chú tâm hoàn toàn vào người nghe hơn bản thân mình, gạt bản thân sang một bên để nghe đối phương nói
– Lắng nghe hiểu được không gian, không khí, ngụ ý và cả những điều không nói thành lời
– Đặt mình vào vị trí của người nói để cảm nhận cảm xúc, tình cảm, nội tâm và suy nghĩ của người nói
– Tôi hiểu sâu sắc nội dung và con người của đối phương sẵn sàng đồng hành cùng đối phương
– Đây là cảnh giới cao nhất trở thành nghệ thuật lắng nghe
Với những miêu tả trên, bạn thử để ý trong các cuộc nói chuyện, bạn đang ở cấp độ mấy.

“Một vấn đề được chia sẻ thì sẽ giảm đi một nửa”

8 Nguyên tắc vàng khi lắng nghe

1. Chăm chú lắng nghe

– Chăm chú và tập trung hoàn toàn vào cuộc giao tiếp
– Tập trung lắng nghe những gì người khác nói chính là tôn trọng họ
– Chăm chú vào nội dung đối phương muốn truyền đạt
– Không nên vừa nói chuyện vừa chơi điện thoại
– Quan tâm và cố gắng hiểu thông điệp rõ của đối phương
– Ngồi yên lắng nghe để đón nhận từng thông điệp
– Hạn chế suy nghĩ đến những vấn đề khác khi trò chuyện

2. Tôn trọng người nói

– Tuyệt đối không ngắt lời khi đối phương đang nói
– Người có thói quen ngắt lời người khác không thể có khả năng lắng nghe giỏi
– Ngắt lời dễ làm cho người khác cảm giác khó chịu, không muốn chia sẻ tiếp
– Đặt mình vào đối phương để cảm nhận nội dung và cảm xúc
– Người giao tiếp giỏi là người lắng nghe giỏi chứ không phải là người cướp lời của người khác

3. Nghe ý tưởng đừng nghe từng chữ

– Không phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết
– Sử dụng tư duy của mình để tìm ra ngụ ý của đối phương muốn truyền đạt
– Chắc chắn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu mình, hiểu ngụ ý khi gặp những điều khó nói
– Lắng nghe giống như xem một bức tranh, bạn cần nhận diện toàn bộ bức tranh chứ khổng chỉ một mảnh ghép nhỏ riêng biệt.
– Liên kết thông tin để phát hiện ý tưởng và ẩn ý của đối phương
– Nắm bắt từ khóa và nội dung chính sẽ giúp bạn lắng nghe thấu hiểu dễ dàng hơn

4. Không phán xét đối phương

– Không ai muốn nói chuyện với người bảo thủ, hay phán xét hoặc áp đặt quan điểm của mình lên người khác
– Hãy để đối phương chia sẻ, hãy tiếp thu để thấu hiểu rồi mới đưa ra gợi ý cho đối phương

5. Đặt câu hỏi cho đối phương

– Đặt câu hỏi là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang lắng nghe cuộc nói chuyện
– Thể hiện rằng bạn hiểu, bạn quan tâm đến họ và những gì họ nói
– Đặt câu hỏi đúng giúp đối phương có thể chia sẻ nhiều thông tin hơn với bạn
– Có những câu hỏi đơn giản nhưng rất hữu ích: “Thế à?”, “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao?”, “Sau đó thế nào?”

6. Sử dụng ngôn ngữ hình thể

– Tư thế ngồi hướng về đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói
– Ánh mắt nhìn thể hiện bạn đang chăm chú nghe đối phương nói
– Thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung và hoàn cảnh cuộc đối thoại

7. Đưa ra ý kiến của mình

– Giao tiếp là tương tác hai chiều, khi đã thấu hiểu và đồng cảm bạn cần đưa ra ý kiến của mình vào câu chuyện
– Bạn có thể nói đơn giản là “tôi đồng ý” sẽ khiến đối phương mở lòng hơn
– Đưa ra ý kiến là cách khẳng định răng bạn thật sự lắng nghe và tập trung vào cuộc trò chuyện

8. Biết đồng cảm

– Để ý quan sát và quan tâm đến cảm xúc của đối phương
– Đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu rõ hơn về những gì họ nói
– Tập trung hoàn toàn vào đối phương chứ không phải bản thân mình để thấu hiểu cảm xúc và quan điểm của họ

Quy tắc lắng nghe: quy tắc SOFT

  • S – Smile: nở nụ cười khi lắng nghe
  • O – Open: cởi mở + cử chỉ
  • F – Focus: Tập trung hoàn toàn vào người nói và nội dung trò chuyện
  • T – Tender: Nhạy cảm với cảm xúc của người nói, đọc cảm xúc, đọc không khí để hiểu toàn bộ thông điệp

Thay đổi thói quen để lắng nghe hiệu quả

1. Thay đổi thái độ

– Thể hiện sự chăm chú, tập trung, tôn trọng và không ngắt lời đối phương. Lắng nghe cảm nhận như mình đang thưởng thức hoặc say mê nghe một bản nhạc tình ca.

2. Thay đổi cử chỉ và hành động

– Ánh mắt, gật đầu tán thành, dùng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt thể hiện bạn đang thực sự quan tâm đến những gì họ đang nói.

3. Thay đổi lời nói

– Trình bày lại những gì người khác nói, đặt câu hỏi ngược lại cho họ, lời nói thể hiện sự chăm chú quan tâm đến câu chuyện

“Khi một người nào đó lắng nghe bạn nói, quan tâm điều bạn nói, cách bạn nói, tìm hiểu suy nghĩ của bạn sâu hơn và cố gắng để hiểu bạn, điều đó cũng giống như tắm mình trong nắng ấm vậy”

 

 

Ý kiến