Kỹ năng đọc sách hiệu quả và 5 cấp độ đọc sách

Kỹ năng đọc sách hiệu quả và 5 cấp độ đọc sách

TẠI SAO BẠN NÊN ĐỌC SÁCH

Đọc sách có rất nhiều lợi ích

– Đọc sách giúp bạn thu thập được kiến thức và thông tin
– Đọc sách giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết của bản thân
– Đọc sách giúp bạn mở rộng và làm phong phú vốn từ, tăng khả năng ngôn ngữ
– Đọc sách là cách để thừa kế và phát huy tri thức của nhân loại
– Một cuốn sách được viết ra là tinh túy nhiều năm kinh nghiệm của tác giả, bạn có thể học hỏi trong vài ngày
– Đọc sách bạn có thể hiểu và học được tư duy, cách nghĩ của tác giả và người thành công

Lợi ích đối với trí não

– Cải thiện khả năng ghi nhớ và khả năng suy nghĩ hiệu quả hơn
– Phát triển kỹ năng phân tích
– Phát triển trí sáng tạo, khả năng tư duy mạnh mẽ hơn
– Làm tăng khả năng tập trung cao độ trong mọi việc

Lợi ích đối với tinh thần

– Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh và hiệu quả
– Đọc sách giúp rèn luyện sự kiên trì và xây dựng thói quen tốt
– Làm giàu tâm hồn và cảm xúc
– Làm tăng động lực trong cuộc sống
– Làm giảm 60% căng thẳng
– Điều hòa nhịp tim, giảm căng cơ
– Chuyển hóa sang trạng thái tích cực
– Tăng sự đồng cảm giữa con người, hiểu được những trải nghiệm của người khác
– Đọc sách để nuôi dưỡng ước mơ
– Đọc sách buổi tối để ngủ ngon hơn

Đối với kỹ năng

– Đọc sách giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp
– Đọc sách giúp cải thiện nhiều kỹ năng đặc biệt là kỹ năng viết

“Học tập là chuyện cả đời”
“Để duy trì hiệu quả trong công việc, bộ não phải luôn hoạt động. Muốn bộ não hoạt động hiệu quả nhất, không gì bằng dành thời gian đọc sách mỗi ngày”

5 CẤP ĐỘ ĐỌC SÁCH

Cấp độ 1: Đọc để biết

– Cấp độ của một người bình thường đọc sách
– Đơn thuần là mở cuốn sách ra đọc xong đóng sách lại
– Đọc một cách thụ động, đọc để biết xem cuốn sách viết những gì
– Không ghi chú không đánh dấu không liên kết nội dung
– Cấp độ này thường không duy trì đọc được lâu dài, nếu đọc càng nhiều sách sẽ bị bão hòa không thể tiêu hóa kịp

Cấp độ 2: Đọc để nhớ

– Bạn đã biết sử dụng vài kỹ thuật cơ bản như là highlight, note
– Bạn ghi chép lại những điều bạn tâm đắc, cố gắng nhớ những câu nói hay
– Khoa học đã chứng minh là highlight hay gạch chân không giúp ích cho trí nhớ, cố gắng nhớ nhưng thực ra không nhớ được nhiều
– Nhiều người đọc sách dừng ở mức độ này
– Một số người sử dụng thêm ứng dụng hỗ trợ hệ thống hóa các ghi chú (ví dụ Readwise)
– Tất cả các ghi chú được tập trung để dễ dàng tham khảo sau này
– Mỗi ngày các ghi chú sẽ gửi mail tới bạn 5 ghi chú bất kỳ
– Mục tiêu ở đây là nhớ được những câu nói hay của tác giả trong cuốn sách (hơi giống học vẹt)

Cấp độ 3: Đọc để hiểu

– Bạn đọc sách, viết ghi chú, tổng hợp và xem lại các ghi chú
– Bạn cố gắng hiểu từng đoạn từng ý của cuốn sách
– Bạn suy nghĩ các luận điểm và suy nghĩ cách tư tuy của tác giả
– Bạn liên kết với những kiến thức bạn đã biết
– Bạn viết một tóm tắt ngắn về những gì bạn đọc được
– Bạn nhớ được 3 câu nói trong cuốn sách mà bạn tâm đắc nhất, khi bất kỳ ai hỏi bạn cũng nói được

Cấp độ 4: Đọc để chia sẻ

– Bạn đọc với mong muốn hiểu sâu cặn kẽ nội dung cuốn sách
– Bạn đọc nhiều cuốn và tài liệu khác nhau cùng chủ đề để đối chiếu và so sánh
– Bạn có hệ thống những câu nói hay, những câu chuyện để kể
– Bạn viết review cho hầu hết các cuốn sách đã đọc

Cấp độ 5: Đọc thông thái

– Bạn thường xuyên xem lại những ghi chép của mình
– Bạn dễ dàng nói hoặc kể chuyện về những tác giả, diễn giả nổi tiếng, những câu nói hay
– Bạn đọc hiểu những cuốn sách một cách nhanh chóng vì bạn đã có hiểu biết sâu như tác giả
– Bạn đọc thêm sách chỉ để tìm kiếm những góc nhìn khác biệt so với lẽ thông thường
– Suy nghĩ của bạn có cách nhìn đa chiều hơn, đa dạng hơn
– Bạn dễ dàng phản biện các lập luận trong từng cuốn sách
– Bạn viết blog để chia sẻ góc nhìn quan điểm của bạn
– Bạn viết sách theo quan điểm và sự đúc kết của chính mình để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

“Không phải tất cả những người ham đọc sách đều trở thành lãnh đạo, nhưng tất cả những nhà lãnh đạo vĩ đại đều đọc sách mỗi ngày. Bill Gates dù bận rộn những ông luôn dù trì đọc 50 cuốn sách mỗi năm, ngay cả khi về hưu ông vẫn duy trì thói quen đọc sách. Warren Buffett nhà đầu tư đại tài khuyên mọi người đọc sách mỗi ngày, đó là cách tri thức vận động và tích lũy như lãi kép. Hơn 80 tuổi ông vẫn đọc sách hàng ngày”

CÁC BƯỚC ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ

Bước 1. Xác định mục tiêu đọc sách

– Trả lời các câu hỏi để xác định rõ mục đích của việc đọc sách
– “Đọc để làm gì?”
– “Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?”
– Lựa chọn cuốn sách phù hợp với mục tiêu của mình

Bước 2: Ghi nhớ thông tin của cuốn sách

– Cố gắng dành vài phút để ghi nhớ tên cuốn sách và tên tác giả
– Nhớ tên tác giả là cách tốt nhất để tôn trọng và biết ơn họ viết sách cho mình đọc
– Một cuốn sách được viết ra thường là tinh túy của nhiều năm kinh nghiệm và đúc kết của tác giả
– Nếu có thể thì đọc thêm tên nhà xuất bản, năm xuất bản, lần xuất bản để biết

Bước 3: Đọc kỹ mục lục, lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu

– Tìm hiểu dàn ý chung của cuốn sách
– Hiểu cấu trúc và tính logic trong dàn ý
– Trả lời câu hỏi :”Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?”
– Đọc lời giới thiệu để biết ý đồ của tác giả, tại sao tác giả viết cuốn sách này
– Hình dung được khái quả nội dung cơ bản được đề cập
– Đôi khi tác giả viết cả lời khuyên về cách đọc và sử dụng cuốn sách cho hiệu quả

Bước 4: Đọc lướt lần 1

– Đọc lướt 1 lần toàn bộ cuốn sách
– Có thể bỏ qua một số trang hoặc đoạn nào đó, dừng lại ở một số trang, đoạn nào đó
– Đánh dấu các phần quan trọng
– Sau mỗi lần đọc hãy trả lời câu hỏi:”Vừa rồi mình đọc những gì?” , câu trả lời tóm tắt trong 1-2 câu

Bước 5: Đọc đầy đủ chi tiết

– Đọc kỹ lần 2, đọc toàn bộ cuốn sách
– Đọc đến đâu xem kỹ đến đó, cố gắng hiểu nội dung chi tiết
– Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét cặn kẽ, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm mình đã biết
– Gạch chân những phần quan trọng
– Viết lại những gì cần nhớ và cần đọc lại
– Suy nghĩ những ý kiến phản biện hoặc đặt câu hỏi theo nội dung đọc
– Đối với những nội dung hoặc vấn đề bạn chưa hiểu, chưa biết thì nên dùng google để cố gắng hiểu

Bước 6: Tổng hợp lại kiến thức

– Ghi chép ra sổ hoặc một file trên máy tính những ý bạn học được
– Tổng hợp các ý dạng mindmap để nhớ lâu
– Đọc review sách của người khác để tham khảo cách hiểu của họ
– Viết review cho cuốn sách một cách có tâm

Bước 7: Đọc lại

– Đối với những cuốn sách bạn thực sự ưng, nên đọc lại lần 3 toàn bộ cuốn sách
– Đọc kỹ những phần đã đánh dấu, cố gắng nhớ nhiều nhất có thể
– Đọc để hiểu tại sao tác giả tư duy như vậy
– Cố gắng hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách
– Lần này không cần đọc hết toàn bộ, mà đọc những phần mình ưng nhất hoặc những phần mình muốn tìm hiểu sâu hơn

Bước 8: Áp dụng

– Lập kế hoạch áp dụng một số điều đã học được từ cuốn sách vừa đọc
– Áp dụng từng phần, tạo chiến thắng nhỏ
– Ghi lại những trải nghiệm
– Chia sẻ với người khác, có thể là bạn bè hoặc người thân
– Có thể tạo một blog riêng để chia sẻ những điều mình đã đọc cho người khác
– Đo lường hiệu quả áp dụng

Bước 9: Đối chiếu

– Đọc tài liệu cùng chủ đề
– So sánh, phản biện, tổng hợp các nội dung quan trọng
– Hệ thống thành tri thức cá nhân
– Cải tiến và tạo những điều mới

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI ĐỌC SÁCH

– Đọc sách nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, đủ thoáng mát, sạch sẽ gọn gàng
– Không nên đọc sách ở tư thế nằm, dễ ảnh hưởng tới trí nhớ
– Chuẩn bị bút, sổ ghi chép, bút đánh dấu sao cho khi cần có thể lấy được
– Tập trung cao độ khi đọc sách
– Đọc bằng mắt và trí óc chứ không đọc bằng miệng
– Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều
– Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm đọc kỹ, đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh đọc lướt
– Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ và câu
– Tập đọc nhanh và thâu tóm thông điệp và các nội dung chính của cuốn sách
– Ghi chép lại những nội dung hay đã đọc
– Dành ra cho mình mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc sách (khoảng 15-30 phút)

“Cuộc đời ta thay đổi theo 2 cách: một là Qua những người ta gặp và hai là qua những cuốn sách ta đọc” (Harvey Mackay)

SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI ĐỌC SÁCH

1. Đọc sách theo phong trào

– Thấy người khác đọc cuốn này, bạn cũng mua để đọc theo
– Nghe ai đó nói cuốn sách này hay bạn cũng đọc theo
– Thậm chí có một số người giả vờ đọc, chỉ mua sách cho oai, cho sang phòng nhưng ít khi đọc
– Không phải cuốn nào cũng phù hợp với tất cả mọi người
– Mỗi cuốn sách được viết dưới lăng kính của một tác giả, phù hợp với một nhóm đông người chứ không phải tất cả mọi người
– Nên đọc sách có mục tiêu, định hướng đọc và kế hoạch đọc phù hợp với bản thân
– Nên đọc những chủ đề bạn đam mê, yêu thích hoặc đang tìm kiếm kết quả sẽ tốt hơn
– Sau đó lựa chọn sách phù hợp với mục tiêu của mình
– Một số bạn đọc sách bỏ dở giữa chừng do đọc không tiêu
– Nên tìm hiểu trước về cuốn sách, đọc review đánh giá, chọn đúng topic mình yêu thích

2. Đọc sách để lấy số lượng

– Một số bạn có quan điểm chung chung là cứ đọc sách nhiều là tốt
– Hoặc mua sách về là phải đọc, đọc càng nhiều càng tốt, không bổ chân cũng bổ óc
– Quan trọng không phải là số lượng mà là chất lượng
– Tùy thuộc vào thời điểm và năng lực và mức độ thẩm thấu của bạn
– Cố đọc số lượng nhiều sách nhưng bị bão hòa cuối cùng không hiểu, không nhớ được và không áp dụng được gì
– Chỉ cần đọc được một vài cuốn sách hay hoặc một vài câu tâm đắc, tư duy của bạn đã thay đổi rất nhiều
– Đọc nhiều lần một vài cuốn và làm theo còn hơn đọc nhiều mà không thẩm thấu được

3. Cố ép bản thân đọc khi đang không tập trung

– Đọc sách mà tâm trí đang suy nghĩ hoặc vướng bận chuyện khác
– Hoặc đọc sách vì mình đã quyết giờ đó phải đọc sách
– Chỉ đọc khi tập trung, coi đọc sách là một thú vui chứ không phải việc nặng nề
– Nên sử dụng ngón tay chỉ theo chữ đọc giúp bạn có sự tập trung cao độ vào nội dung cuốn sách

4. Cố đọc trọn vẹn một cuốn sách và theo tuần tự

– Hầu hết mọi người cố gắng đọc hết một cuốn sách từ đầu đến cuối
– Nên xác định mục tiêu đọc trước khi đọc một cuốn sách
– Đọc từng từ, đọc quá chậm kỹ từng từ là điều không cần thiết
– Bạn hoàn toàn có thể đọc nhanh hơn hiểu ý thông điệp của từng đoạn từng chương chứ không cần thiết phải từng câu từng từ.

5. Không tóm tắt hay tổng hợp kiến thức sau khi đọc

– Nhiều người đọc sách theo kiểu đọc báo, đọc qua qua cho hết một cuốn sách
– Chỉ đọc sách không thì sẽ rất dễ quên và làm lãng phí thời gian đọc
– Nên viết tổng hợp, ghi chú, phân tích nội dung và nhớ thông điệp
– Nếu có ghi chép mà lười đọc lại thì cũng lãng phí

6. Thiếu sự hoài nghi

– Một số người thần thánh hóa sách, coi mọi thứ viết trong đó là đúng
– Một cuốn sách được viết ra thường là tổng hợp của kinh nghiệm, trải nghiệm nhiều năm của tác giả
– Nhưng nó cũng chỉ là lăng kính, cách nhìn, quan điểm của một người
– Khi đọc nên dừng lại suy ngẫm, phân tích, phản biện, và nhìn theo quan điểm riêng của bản thân
– Nên đọc nhiều cuốn cùng chủ đề để đối chiếu so sánh và hiểu sâu hơn

7. Lười ghi chép

– Đọc sách thường sẽ không nhớ được ngay những nội dung mình đọc
– Ghi chép lại giúp bạn cải thiện trí nhớ, dễ dàng xem lại khi cần
– Ghi chép lại giúp bạn tập trung vào những câu những phần tâm đắc, nó sẽ trở thành kiến thức của bạn
– Khi đọc những cuốn khác bạn dễ dàng so sánh đối chiếu và phản biện hơn.

8. Không tìm hiểu về tác giả

– Nhiều người đọc sách xong nhưng không nhớ tên tác giả, cũng không biết tác giả là người như thế nào
– Hiểu hơn về tác giả, quá trình trưởng thành của họ, bạn sẽ hiểu hơn về cách tư duy, tại sao họ viết như vậy
– Nhớ tên tác giả cuốn sách là một cách đơn giản để tỏ lòng biết ơn

Ý kiến