Tư duy chủ động là gì? Làm sao để rèn luyện và phát triển tư duy chủ động

Tư duy chủ động là gì? Làm sao để rèn luyện và phát triển tư duy chủ động

CHỦ ĐỘNG LÀ GÌ?

– Từ ghép của “chủ”” + “động”, nghĩa là “chủ thể hành động” hoặc “làm chủ hành động”
– Là Tự thân mình làm trước khi bị sai khiến hay ép buộc
– Là một đức tính tốt, ai cũng yêu mến và coi trọng trong mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh vực
– Là thói quen đầu tiên được nhắc đến trong cuốn “7 thói quen thành đạt” của Stephen Covey
– “Chủ động là làm điều gì đó mà không cần phải yêu cầu” (Victor Hugo)
– Tiếng Anh là “PRO-ACTIVE”

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ TÍNH CHỦ ĐỘNG

Tiến – Tồ và câu chuyện việc mua dưa hấu

Tiến và Tồ cùng vào làm chung một công ty trong cùng một thời điểm. Trong thời gian làm việc Tiến hay được khen thưởng. Sau 2 năm làm việc, Sếp quyết định đề bạt Tiến lên chức vụ cao hơn, đồng thời tăng lương cho Tiến. Tồ thấy vậy rất bức xúc, liền xin gặp Sếp để thắc mắc.
– Tồ: Thưa Sếp, vì sao em và Tiến vào công ty cùng một ngày, mà Sếp lại thăng chức và tăng lương cho Tiến còn em thì không được gì? Sếp làm vậy, em thấy bất công quá!
– Sếp mới từ tốn nói “Cậu có lý, vậy tớ giao cho cậu 1 việc, ngày mai cậu ra chợ hỏi cho tớ giá dưa hấu nhé.”
– Đầu giờ làm việc sáng hôm sau Tồ đã có mặt ở Công ty và hồ hởi nói: “Giá dưa hôm nay là 3.000 đồng/ký.”
– Sếp hỏi: Dưa Việt Nam hay dưa Trung Quốc?
– Tồ: Dạ, Sếp để em chạy ra chợ xem lại.
– Nói rồi hăng hái ra đi. Lúc về, Tồ trả lời: “Dạ, là dưa Việt Nam ạ.”
– Sếp: “Thế dưa Trung Quốc giá bao nhiêu?”
– Tồ: “Dạ, em sẽ kiểm tra ngay.”
Rồi lại hăm hở đi. Đến trưa thì về tới văn phòng.
– Tồ: “Dưa Trung Quốc giá chỉ có 2.500 đồng/ký.”
– Sếp: “Giá sỉ hay giá bán lẻ?”
Tồ lại nhiệt tình chạy đi hỏi.
– Tồ: “Dạ, nếu mua sỉ thì giảm 15%, thưa Sếp.”
– Sếp: “Thế giá đang lên hay đang xuống?”
– Tồ gãi đầu gãi tai: “Dạ, thưa Sếp để em đi hỏi ạ.””
– Sếp: “Còn rất nhiều điều tôi cần cậu đi hỏi nữa. Nhưng thôi, cậu lại đây xem cái này.”

“Thưa Sếp, giá dưa Việt Nam ngày hôm nay trên thị trường đang là 3.000 đồng/ký. Dưa Trung Quốc rẻ hơn, chỉ 2.500 đồng. Nếu mua sỉ giảm 15%. Giá hiện đang lên vì đang mùa nước lớn. Theo như kinh nghiệm của dân buôn dưa thì chỉ khoảng một tuần nữa khi nước rút, giá dưa sẽ giảm. Mỗi tuần chỉ nhập hàng 2 buổi sáng thứ Hai, thứ Sáu. Hôm nay là thứ Năm nên hàng hơi khan, nếu Sếp định mua hàng trong chiều nay thì chắc chắn sẽ bị ép giá mà hàng lại không được tươi. Nếu không gấp quá thì Sếp chờ đợt hàng sáng thứ Sáu – ngày mai, sẽ mua được giá tốt mà cũng dễ chọn hàng. Em đã in ra một bảng thông tin cụ thể để trình Sếp đọc, mời Sếp nghiên cứu.”
– Sếp: “Hôm qua, tôi có nhờ Tiền việc này. Đầu giờ sáng nay, cậu ấy đưa cho tôi nội dung như trên”
– Tồ nghe xong, im lặng một lúc, rồi nói: Thưa Sếp, giờ thì em đã hiểu rồi ạ!”.
Bài học từ câu chuyện: “Chủ động cung cấp đầy đủ thông tin mà người khác quan tâm”

“Trên cuộc đời chỉ có hai loại kiểu người: một là luôn Đối phó và hai là luôn Chủ động” – Brian Tracy

BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI CHỦ ĐỘNG

Chủ động hành động / làm

– Biết việc cần làm, nên làm, phải làm, chủ động làm mà không đợi ai giao nhiệm vụ
– Chủ động hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở
– Hoàn thành tốt những nhiệm vụ của bản thân
– Hành động nhiều hơn là nói suông
– Không để người khác phải nhắc những công việc liên quan đến mình

Chủ động báo cáo

– Luôn cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến công việc được giao
– Liên lạc báo cáo ngay khi có vấn đề xảy ra
– Chủ động báo cáo trước khi được yêu cầu

Chủ động hỏi

– Không ngại đặt câu hỏi khi chưa hiểu yêu cầu
– Hỏi những người có kinh nghiệm hơn khi gặp vấn đề khó giải quyết
– Không ngại yêu cầu giúp đỡ khi gặp khó khăn
– Hỏi những bước cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
– Chủ động quan sát xung quanh
– Tìm kiếm thông tin trên nhiều phương tiện chứ không thần thánh hóa 1 cuốn sách hay 1 quan điểm

Chủ động đề xuất

– Đưa ra nhiều đề xuất, ý tưởng, ý kiến của bản thân trong các cuộc họp
– Đưa ra nhiều phương án để giải quyết vấn đề
– Chủ động đề xuất công việc để làm
– Chủ động làm thêm cái mới để phát triển công việc

Chủ động nhận trách nhiệm

– Chủ động nhận công việc để tự mình làm
– Tiên phong và xung phong nhận công việc mới, trách nhiệm mới
– Nhận lỗi khi mắc lỗi, không đổ lỗi cho người khác
– Không tỏ ra tiêu cực ngay cả trong những tình huống khó khăn

Chủ động học tập

– Học trên youtube, learninghub, udemy
– Duy trì sự học hàng ngày
– Chủ động tìm sách, tài liệu về kỹ năng mình muốn phát triển

Chủ động kết nối mối quan hệ

– Chủ động làm quen, nói chuyện
– Chủ động giúp đỡ người khác khi có thể

Chủ động chuẩn bị trước mọi thứ

– Để ý quan sát những điều người khác quan tâm
– Tự hỏi và lường trước các tình huống
– Tự đưa ra những phản biện cho chính đề xuất của mình
– Hãy luôn có sẵn một phương án
– Chủ động hoàn thành kế hoạch

“Có 3 kiểu người trên thế giới này: Những người làm mọi thứ xảy ra, những người xem mọi thứ xảy ra, và những người tự hỏi đã xảy ra chuyện gì” – Mary Kay Ash

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NGƯỜI CHỦ ĐỘNG VÀ NGƯỜI THỤ ĐỘNG

Ví dụ về tính thụ động

– Khi còn là sinh viên, em thường đợi đến cuối hạn nộp đồ án mới dồn hết sức để thực hiện, và kết quả thường không được như ý muốn dù thức đêm nhiều ngày, em là người bị động.
– Học để đối phó, hôm học thì thầy không kiểm tra, hôm không học thì thầy lại kiểm tra
– Bạn A biết có bug mà không báo cho đội dự án
– Bạn B biết là làm không kịp nhưng không báo trước cho sếp, làm chậm tiến độ công việc
– Bạn C luôn im lặng không bao giờ phát biểu hay đưa ý kiến trong cuộc họp
– Bạn D không có việc ngồi chơi điện thoại cả ngày đợi có người giao việc

Ví dụ về tính chủ động

– Bác Hồ chủ động sang Phương Tây để tìm đường cứu nước
– Bill Gates và Mark chủ động bỏ ngang đại học để thực hiện ước mơ của mình
– Điệp chủ động chụp ảnh cho chị em khi đi du lịch, được chị em yêu mến
– Nhung đề xuất ý tưởng đề mọi người ghi nhận những hành động đẹp của các bạn trong tổ chức
– Tuấn Trương chủ động giúp Tuấn Ngô cải thiện kỹ năng code
– Thư chủ động hỏi về event tháng 11 của bộ phận
– An chủ động đề xuất những món ăn ngon và quán ăn ngon cho team
– Huyền chủ động review và góp ý cho các bạn trình bày seminar tốt hơn
– Quyết đưa ra nhiều ý kiến và đóng góp trong các buổi seminar
– Vượng chủ động tạo app slack hỗ cho Unit
– Điệp chủ động nhận nhiệm vụ làm video 8/3 tặng chị em

“Khi có một tình huống bất ngờ xảy ra, có hai cách để hành động. Một là đổ lỗi cho hoàn cảnh và tuyệt vọng chờ đợi ai đó làm điều gì đó. Hai là phân tích nó một cách đúng đắn và phản hồi một cách kịp thời và hợp lý “

SỐNG Ở THẾ CHỦ ĐỘNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

– Làm chủ cuộc sống của mình
– Tự đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện
– Biết mình cần phải làm gì trong cuộc sống
– Luôn hành động có suy nghĩ
– Hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh
– Làm chủ được tình thế
– Dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực
– Chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

“Chủ động nhưng không liều lĩnh, chủ động cần tỉnh táo”

SỰ KHÁC NHAU CỦA NGƯỜI CHỦ ĐỘNG VÀ NGƯỜI BỊ ĐỘNG?

No. Người thụ động Người chủ động
1 Bảo làm mới làm Tự biết việc mình phải làm
2 Nhắc nhở mới làm tiếp Làm mà không cần nhắc nhở
3 Hay bị chậm tiến bộ Luôn hoàn thành đúng kỳ hạn
4 Bị hỏi mới báo cáo Báo cáo ngay khi có thông tin mới
5 Giấu vấn đề xảy ra Báo cáo ngay khi vấn đề xảy ra
6 Không để ý kỳ hạn Luôn chú ý đến kỳ hạn
7 Ngồi chờ mệnh lệnh Tìm kiếm và xung phong nhận việc
8 Làm chỉ để đối phó Làm để đạt mục tiêu
9 Im lặng trong các cuộc họp Đề xuất nhiều ý tưởng trong cuộc họp
10 Phải ép buộc mới làm Xung phong nhận làm
11 Nói nhiều hơn làm Làm xong rồi mới nói
12 Hay bị nhắc nhở Hay được khen
13 Không muốn chia sẻ do sợ bất đồng Dám chia sẻ quan điểm dù trái chiều
14 Hay tin vào sự may mắn Tin tưởng vào sự nỗ lực
15 Chỉ nhận những việc nhẹ và an toàn Muốn chinh phục và học hỏi từ thử thách
16 Coi mình là người ngoài cuộc của mọi vấn đề Coi mình là trung tâm giải quyết vấn đề
17 Dễ nản lòng Sống bản lĩnh
18 Thỏa hiệp trước khó khăn Kiên trì vượt qua khó khăn
19 Hay tự ti Tự tin vào bản thân
20 Hay than vãn Luôn tích cực
21 Hay đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác Tập trung tìm giải pháp để có thể giải quyết
22 Không dám ra quyết định Đưa ra nhiều ý tưởng và quyết định giải pháp
23 Ngồi dưới cây chờ táo rụng Trèo lên cây hái táo
24 Bị ai đó chê, lập tức nổi điên Khi bị phê bình, xem xét bản thân và sửa chữa
25 Ai đó khen mình, mừng như là trúng số Người khen mình, mình yên ắng trong lòng
26 Phó mặc mọi thứ Suy nghĩ để tốt hơn
27 Đợi kết quả đến Dự đoán và lên kế hoạch hành động
28 Bối rối và lúng túng khi gặp tình huống xấu Bình tĩnh tìm cách giải quyết phù hợp
29 Coi đi làm là nghĩa vụ, không muốn đi làm Coi đi làm là niềm vui, là sự lựa chọn của mình
30 Không có nhiều năng lượng khi làm việc Có nhiều năng lượng để tạo ra nhiều giá trị hơn

“Hai người năng lực tương đương, người chủ động bao giờ cũng có nhiều thuận lợi hơn”

LỢI ÍCH SỰ CHỦ ĐỘNG LÀ GÌ?

1. Được coi trọng

Ai cũng yêu mến và coi trọng những người chủ động (sếp, khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên …)

2. Được học hỏi

Được tiếp cận với nhiều thông tin và nhiều điều mới mẻ, lĩnh hội nhiều kiến thức nâng cao khả năng học hỏi

3. Được phát triển

Phát triển tốt hơn cả về thể chất, tinh thần, trí não, phát triển tính sáng tạo và khả năng giao tiếp

4. Mở rộng mối quan hệ

Dễ hòa nhập, bắt chuyện với mọi người, có thêm nhiều bạn bè, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp và chất lượng

5. Hạn chế tình huống bất ngờ

Kiểm soát và làm chủ tình hình tốt hơn, không bị đưa vào tình thế không kịp trở tay

6. Dễ đạt thành công

Người chủ động luôn được đánh giá cao trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, được tiếp cận với nhiều cơ hội nên sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống
“Muốn thành công cần nhiều điều kiện, nhưng nếu phải chọn một thì đó chắc chắn là sự chủ động”

VÌ SAO SẾP THÍCH & COI TRỌNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CHỦ ĐỘNG LÀM VIỆC?

– Nhân viên chủ động thường hỗ trợ sếp được nhiều hơn
– Nhân viên chủ động sẽ biết cách thức làm việc có kế hoạch và hoàn thành công việc một cách hoàn hảo hơn người khác
– Nhân viên chủ động thường xử lý vấn đề một cách nhanh chóng thay và làm cho sếp yên tâm
– Nhân viên chủ động thường đưa ra nhiều ý tưởng cải tiến và phát triển tổ chức
– Nhân viên chủ động làm việc, thì sếp không mất thời gian để thúc giục hoặc lo lắng
– Nhân viên chủ động có trách nhiệm cao hơn những nhân viên bị động
– Nhân viên chủ động làm việc sẽ giúp cho sếp dễ nhận ra năng lực và sắp xếp công việc phù hợp
– Nhân viên chủ động thường mang lại nhiều giá trị hơn những người khác
– Tổ chức sở hữu nhiều nhân viên biết chủ động trong công việc có hiệu quả cao hơn và phát triển hơn

“Rèn luyện tư duy chủ động để không còn cảm thấy chán”

CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC LÀ GÌ?

– Hoàn thành công việc trước khi bị nhắc nhở
– Nhận nhiệm vụ trước khi bị giao phó hoặc ép buộc
– Dự đoán trước vấn đề xảy ra và lên kế hoạch hành động chứ không đợi vấn đề xảy ra mới xử lý
– Tìm tòi những ý tưởng mới để cải tiến hiệu quả công việc của bản thân và đội nhóm
– Nghiên cứu kỹ tài liệu và yêu cầu trước khi bắt tay vào làm
– Đọc tình huống, hiểu ngụ ý của khách hàng và triển khai công việc
– Hiểu được công việc tổng thê của đội nhóm, hỗ trợ người khác khi thấy họ có khó khăn
– Hiểu mục tiêu của nhóm và tổ chức, tự xác định nhiệm vụ của bản thân
– Chủ động khắc phục khi công việc của bản thân bị chậm tiến độ

Chủ động trong học tập

– Ôn luyện kỹ trước khi thi
– Giơ tay phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài

TẠI SAO CÓ NHIỀU NGƯỜI THỤ ĐỘNG

Khi còn bé : họ luôn được ông bà cha mẹ nhắc nhở

“Uống thuốc chưa?”
“Đánh răng chưa?”
“Giặt quần áo chưa?”
“Lấy bát đũa chưa?”
“Làm bài tập chưa?”

Khi đến trường: họ được thầy cô ép vào khuôn khổ

Làm bài thầy cô giao
Học thuộc lòng theo sách
Hoạt động nhóm có người giao nhiệm vụ

Khi đi lớn lên làm: họ phải làm đúng như sếp giao

Được sếp giao nhiệm vụ

LÀM THỂ NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHỦ ĐỘNG

1. Sự chủ động bắt đầu từ tư duy

– Hiểu rõ tầm quan trọng của tính chủ động
– Thừa nhận thụ động là không tốt
– Tự tin vào bản thân mình
– Luôn làm cho ngon chứ không phải chỉ làm cho xong
– Hướng tới những mục tiêu lớn lao

2. Học hỏi và nâng cao hiểu biết

– Biết chính xác mình muốn gì
– Biết làm và biết tại sao
– Hiểu toàn diện công việc của mình đang làm
– Hiểu lý do bối cảnh của công việc
– Hiểu mục tiêu chung của nhóm và tổ chức
– Đọc sách nhiều hơn
– Quan sát học hỏi từ xung quanh
– Tò mò và đặt câu hỏi tại sao

3. Bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ

– Chủ động dọn dẹp nhà cửa
– Chủ động sắp xếp đồ đạc gọn gàng
– Chủ động dậy sớm hàng ngày
– Chủ động chào hỏi những người quen mình gặp gỡ

4. Gia tăng mối quan hệ

– Tham gia vào các hoạt động chung
– Tham gia vào cuộc trò chuyện với mọi người
– Làm quen với những người bộ phận khác
– Hỗ trợ người khác khi có thể

5. Biến chủ động thành thói quen

– Thói quen lên kế hoạch trước khi hành động
– Thói quen dự đoán tình huống phát sinh
– Thói quen tập trung vào giải pháp khi gặp vấn đề
– Thói quen tự đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời
– Thói quen làm nhiều hơn những gì được giao phó

5 LEVEL CỦA TƯ DUY CHỦ ĐỘNG

Level 1: Inactive (thụ động)

– Cấp độ của những người thụ động hoàn toàn
– Gần như không tự thực hiện một hành động nào
– Luôn đợi ai đó chỉ thị cho mình hoặc nhắc nhở mình làm
– Thậm chí còn trì hoãn những nhiệm vụ được giao

Level 2: Reactive (phản ứng)

– Cấp độ của những người phản ứng khi có vấn đề xảy ra
– Họ đã tốt lên, có thực hiện hành động nhưng luôn chậm hơn ít nhất một bước
– Họ làm chỉ để ứng phó hoặc đối phó với các vấn đề xảy ra
– Những người cấp độ này dễ bị tụt hậu lại phía sau

Level 3: Active (sẵn sàng chủ động)

– Cấp độ này mức độ sẵn sàng đã cáo, họ cung cấp thông tin cần thiết cho mọi người
– Họ sẵn sàng hành động khi cần thiết, họ hoàn thành tất cả công việc được giao
– Nhưng họ chỉ ở mức đạt yêu cầu, thường không có sự đột phá hoặc tiến bộ lớn

Level 4: Proactive (chủ động)

– Cấp độ này họ biết rõ những việc cần làm nên làm và phải làm
– Họ biết dự đoán trước tình huống và có kế hoạch chuẩn bị từ trước
– Họ không chỉ hoàn thành kỳ vọng mà luôn vượt kỳ vọng của người khác
– Họ luôn hành động từ trước khi ai đó nhắc nhở hoặc giao việc cho họ

Level 5: Super Proactive

– Đây là những người luôn dẫn đầu, và dẫn dắt những người khác
– Sự chủ động trở thành thói quen và tính cách của họ
– Họ không chỉ nghĩ trước một bước mà còn đi trước nhiều bước
– Họ tạo sự đổi mới cho nhiều người đi theo
– Họ dự đoán và đón đầu xu thế, họ nhìn xa và trông rộng

DẠY CON CHỦ ĐỘNG

– Đầu tiên, bạn phải có tư duy chủ động thì bạn mới có thể dạy được cho con mình chủ động
– Trò chuyện với con hàng ngày : giúp con nâng cao kỹ năng giao tiếp
– Nói cho con biết tầm quan trọng của sự chủ động
– Giải thích cho con hiểu “việc học là vì tương lai của con”
– Trang bị cho con một bàn học tập gọn gàng và sạch sẽ
– Cho con quyền tự do lập kế hoạch học theo ý muốn
– Không quát mắng con vì nó chỉ làm cho con sợ sệt và tự ti về bản thân
– Không làm bài hộ con, vì nó làm cho con ỷ lại không cố gắng
– Không giải quyết tất cả các rắc rối giúp con mà nhẹ nhàng hướng dẫn con giải quyết
– Cho phép con mắc lỗi để tăng khả năng tự nhận thức
– Ghi nhân và khen ngợi sự tiến bộ của con
– Đề nghị con giúp bố mẹ một số việc nhỏ trong nhà (quét dọn, giặt phơi, nấu ăn …)
– Gợi ý cho con làm thiệp tặng những người thân trong gia đình
– Giúp con hiểu mỗi lần thất bại là để trưởng thành
– Làm gương cho con học theo

Ý kiến (1)