Triết lý sống của đại bàng
Một số thông tin về đại bàng
– Đại bàng là chúa tể bầu trời
– Đại bàng được coi là biểu tưởng của nước Mỹ
– Đại bàng được đặt trong trung tâm của Quốc Huy của Hoa Kỳ
– Đại bàng là Quốc Điểu của Mỹ, biểu tượng làm nên sức mạnh hùng tráng của người Mỹ
– Đại bàng là biểu tượng cho sức mạnh, lòng cản đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử
– Đại bàng có thể mang theo con mồi nặng gấp 5 lần cơ thể nó
– Đại bàng không bao giờ chấp nhận thất bại
– Đại bàng là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sức mạnh, tầm nhìn và sự khôn ngoan
Chỉ với những thông tin như vậy ai cũng hiểu tầm vóc và cái uy lớn của Đại Bàng. Đại Bàng có những phẩm chất và nguyên tắc riêng tạo nên hình ảnh riêng của mình.
Nguyên tắc 1: Đại bàng luôn bay ở tầm rất cao
Đại bàng chỉ bay với những con Đại bàng khác hoặc bay một mình không bay cùng chim sẻ hay kền kền.
Bài học:
– Nâng tầm bản thân, không cần thiết phải giống với mọi người
– Tạo nên sự khác biệt và đột phá
– Tránh xa những đối tượng tiêu cực luôn cản trở hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình
Nguyên tắc 2: Không bao giờ ăn thứ đã chết
Khác với Kền Kền thường ăn những loài động vật đã chết, Đại bàng thích tự săn mồi và ăn con mồi còn tươi mới
Bài học
– Phát triển và làm mới bản thân, thay đổi và tiến bộ hàng ngày
– Không chấp nhận để bản thân bị lạc hậu, thụt lùi
– Giữ vững và phát triển đẳng cấp của mình.
Nguyên tắc 3: Tầm nhìn xa và tập trung cao độ vào mục tiêu
Khi săn mồi, đại bàng luôn bay rất cao và tầm nhìn rất xa. Khi nhìn thấy con mồi, đại bàng sẽ tập trung cao độ vào mục tiêu và chỉ tấn công vào mục tiêu đó. Đại bàng có thể phát hiện con mồi dù ở khoảng cách xa 5km. Đại bàng sẽ tập trung tuyệt đối vào con mồi và thiết lập cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi bắt được con mồi.
Bài học:
– Xây dựng cho bản thân một tầm nhìn rộng và xa
– Xác định một mục tiêu cụ thể
– Luôn luôn tập trung cao độ vào mục tiêu đã đề ra
– Kiên định thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu
Nguyên tắc 4: Chấp nhận thử thách , coi thử thách là cơ hội
Đại bàng rất thích các cơn bão. Khi mây đen kéo đến, các loại chim khác thường tìm cách ẩn mình trong lá trong hốc cây. Nhưng đại bàng không như vậy. Ngược lại chúng rất vui mừng. Đại bàng bay lên đỉnh núi thật cao để đứng chờ cơn bão tới. Khi cơn bão ập đến, chúng lao thẳng vào cơn bão. Đại bàng tận dụng sức gió của cơn bão để giúp nó bay cao hơn. Đại bàng bay lên trên bầu trời, xuyên qua đám mây, bay lên trên những tầng mây và vượt lên trên cơn bão.
Bài học
– Khó khăn bão tố không phải là một điềm dữ, mà là cơ hội để thể hiện sức mạnh và khả năng của mình.
– Thử thách là đòn bẩy để nâng tầm bản thân, và có cơ hội để gặt hái thành công lớn hơn
– Đừng chùn bước trước khó khăn, nó là thách thức mang bạn đến thành công
– Chấp nhận thử thách, vượt lên trên khó khăn, đó là cách khẳng định bản lĩnh.
– Không có sóng thì không biết ai bơi giỏi
– Không có dự án khó thì làm sao biết ai giỏi thật
– Không có bão thì không biết ai bay giỏi
– Bạn sẽ không biết mình có thể bay bao xa nếu bạn không tung cánh
– Biển rộng cho cá nhảy, trời cao để chim bay
Nguyên tắc 5: Thay đổi hay là chết
Đại bàng có tuổi thọ khoảng 70 tuổi. Đại bàng có một thay đổi lớn và một quyết định rất lớn vào năm 40 tuổi. Khi đó, những móng vuốt dài và linh hoạt ngày xưa đã yếu không còn đủ sức để tóm giữ con mồi. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn cũng trở nên cong yếu. Đôi cánh đại bàng khi đó trở nên nặng nề, già cỗi, bộ lông dày, đại bàng khó bay lượn hơn. Đó là lúc đại bàng hiểu rằng không thay đổi nó sẽ chết. Quá trình thay đổi của đại bàng kéo dài khoảng 150 ngày. Đầu tiên, đại bàng bay lên một ngon núi thật cao, đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời. Khi mỏ mới mọc ra, đại bàng bẻ hết các móng vuốt. Khi móng vuốt mới mọc, đại bàng dùng mỏ để nhổ hết những chiếc lông già cỗi. Sau 5 tháng, đại bàng đã có mỏ mới, bộ lông mới, móng vuốt mới, chúng lại tiếp tục bay lượn trên bầu trời và tiếp tục săn mồi. Sau quá trình đó, đại bàng được hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Bài học
– Coi việc thay đổi và phát triển làm mới mình là việc đương nhiên phải làm
– Luôn sống có bản lĩnh và sức sống mãnh liệt
– Dám gạt bỏ những thói quen cũ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
– Dũng cảm và kiên cường trải qua giai đoạn khó khăn , chấp nhận đau khổ và thử thách để tiếp tục bay cao
Nguyên tắc 6: Đặt niềm tin đúng chỗ
Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào bạn đời.
Khi đại bàng cái gặp một đại bàng đực và cả 2 muốn giao phối. Con cái bay xuống mặt đất cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung. Khi đạt đến một tầm cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây. Con đực sẽ đuổi theo cành cây đang rơi tự do. Con đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do, bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này thì con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.
Bài học
– Không tùy tiện và dễ dàng đặt niềm tin vào những người không phù hợp.
– Chọn đồng đội và đối tác có sự cam kết khi kinh doanh
Nguyên tắc 7: Dạy con tập bay
Để dạy con tập bay, Đại bàng mẹ sẽ để nhiều gai trong tổ, sau đó ném chúng ra khỏi tổ. Các con non hoảng sợ nhảy lại vào tổ sẽ bị gai đâm và chảy máu. Đại bàng mẹ tiếp tục ném các con ra khỏi tổ vào không trung. Khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại bàng cha sẽ bay đến để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Điều này diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được.
Bài học
– Chú trọng việc dạy con và những nhân viên kế thừa
– Kết hợp 2 vợ chồng cùng dạy con
– Gai của cuộc sống dạy chúng ta cần phải rời khỏi tổ và sống độc lập
– Theo sát và đỡ đần khi con vấp ngã lúc ban đầu
– Vượt qua sự sợ hãi của bản thân giúp chúng ta có thể vỗ cánh bay
Ý kiến