Thương hiệu cá nhân! Xây dựng thương hiệu bản thân, bắt đầu ngay từ bây giờ!

Thương hiệu cá nhân! Xây dựng thương hiệu bản thân, bắt đầu ngay từ bây giờ!

Có người được thăng tiến nhanh hơn người khác, có người lại thành công hơn phần còn lại, có người xung quanh luôn có nhiều bạn bè được mọi người tin tưởng trong khi người khác lại không. Lý do là họ chưa đủ nổi bật trong số vô vàn người khác, không ai biết đến họ, họ không phải là sự lựa chọn ưu tiên khi có cơ hội mới đến. Tất cả những điều đó là nói về thương hiệu cá nhân và tầm quan trọng của Personal Branding (thương hiệu cá nhân).

Thương hiệu là gì

– Một cái tên gọi, một thuật ngữ, một ký hiệu…hoặc bất cứ thứ gì … để phân biệt người này với người khác hoặc phân biệt cái này với cái khác.
– Đối với quốc gia: gọi là quốc hiệu
– Đối với doanh nghiệp: gọi là thương hiệu
– Đối với cá nhân: người ta gọi là Nhân hiệu
Nhưng thực ra gọi là thương hiệu thì ai cũng hiểu
Trong bài này chúng ta tập trung vào Personal Branding, gọi là nhân hiệu hoặc thương hiệu cá nhân

Personal Branding (Thương hiệu cá nhân) là gì?

– Là một cái gì đó để phân biệt bạn với phần còn lại của thế giới. Đó là những tính cách, đặc điểm, cá tính riêng, độc đáo của bạn khiến bạn nổi bật giữa đám đông.
– Là tên gọi hoặc thuật ngữ để phân biệt bạn với người khác
– Jeff Bezos ông chủ của Amazon định nghĩa thương hiệu cá nhân : “Thương hiệu của bạn là những gì mà người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó” . Bạn nghĩ rằng những người khác đang nói gì về bạn?

Câu chuyện về Nobel

Mọi người có biết về giải Nobel không? Đây là một giải thưởng toàn thế giới hàng năm trao cho những người đã có những cống hiến lớn lao trong các lĩnh vực: Vật lý, Hóa Học, Sinh học, Y học, Văn học và Hòa bình”.
Chuyện kể rằng, vào một ngày đẹp trời Nobel tỉnh dậy, ông đọc 1 tờ báo nói rằng ông đã chết (thực ra báo chí nhầm ông với anh trai ông, người mất khi đó là anh trai ông chứ không phải ông). Bài báo ghi là “Ông vua thuốc nổ người kinh doanh trên sự chết chóc của người khác đã qua đời”. Ông hoảng loạn, bừng tỉnh, ông hiểu rằng đó là cách mà mọi người sẽ nghĩ về ông khi ông không còn nữa. Thế là ông thay đổi hoàn toàn, ông đã dùng toàn bộ tài sản của mình để sáng lập ra giải thưởng Nobel (Khi đó ông là một trong những người giàu nhất thế giới). ĐÓ là cách ông để lại cho đời, và mọi người nhớ đến ông mãi mãi. Thương hiệu của Nobel đã ra đời như vậy.

Tại sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân

– Hơn 70% các nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để sàng lọc ứng viên, có thương hiệu cá nhân bạn có thêm nhiều lợi thế
– Có thương hiệu cá nhân giúp bạn nổi bất giữa đám đông
– Có thương hiệu, bạn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh trong công việc hơn người khác
– Hình ảnh của bạn xuất hiện hiệu quả trên mạng xã hội, có thể những cơ hội công việc tốt hoặc mối quan hệ tốt sẽ tự đến với bạn
– Có thương hiệu cá nhân, bạn tạo được sự tin tưởng và sự tin cậy với người khác
– Có thương hiệu, bạn phát triển bản thân dễ dàng hơn và thậm chí mang lại danh tiếng cho doanh nghiệp của bạn
– Bản chất thương hiệu là vô hình, nhưng thương hiệu chính là tài sản giá trị nhất của bạn
– Có thương hiệu, nhiều người biết đến bạn, nhiều người tin tưởng bạn, bạn sẽ có thêm nhiều thành tích, thêm nhiều giá trị và giúp đỡ được nhiều người hơn.

Câu chuyện: Tôi là ai?

– Có lần tôi nói chuyện với một người bạn, bạn ấy nói là “người khác nghĩ như thế nào về ta không quan trọng, quan trọng là mình hiều mình, người ta không hiểu mình cũng không sao, không quan tâm, chỉ cần mình hiểu mình là được rồi.”
– Câu hỏi đặt ra là “Thế khi không có ai hiểu mình thì mình phải làm sao?”
– Bạn ấy trả lời : “Không sao cả, thì ở một mình, một mình càng thoải mái”
– “Nếu ta ở mình thì ra không là ai cả?”
Bạn nghĩ sao về câu chuyện này, liệu bạn có chấp nhận mình không là ai cũng được, không chơi với ai, không ai quan tâm, không ai biết đến, thế thì cuộc sống này đâu có nhiều ý nghĩa là, thực ra đó là tồn tại chứ không phải sống.

Công thức tính thương hiệu bản thân

– Thương hiệu bản thân = giá trị của bản thân + mức độ lan tỏa giá trị đến người khác
– Giá trị bản thân là những việc bạn làm có mang lại lợi ích cho người khác
– Mức độ lan tỏa giá trị là số người mà bạn giúp đỡ được, bạn giúp đỡ được càng nhiều người thì giá trị thương hiệu của bạn càng cao.

Câu chuyện Mark Zuckerberg và Facebook

Mark Zuckerberg tạo ra mạng xã hội Facebook, giúp cho mọi người trên thế giới kết nối với nhau, mọi người hàng ngày vào xem thông tin, hình ảnh của bạn bè và giải trí. Mỗi ngày có tới hàng tỉ người dùng, tức là Facebook đã mang lại giá trị và lợi ích tới hàng tỉ người, thương hiệu của Mark Zuckerberg và Facebook là rất lớn.

Điều gì đã tạo nên thương hiệu

– Người có giá trị ( giá trị cá nhân)
– Được nhiều người biết đến
– Được nhiều người tin tưởng
– Có được những thành tựu
– Giúp đỡ được cho nhiều người
Mục tiêu của chúng ta là tạo ra càng nhiều giá trị có ích cho cuộc sống. Việc bạn tham gia tình nguyện, việc bạn việc sách, việc bạn chia sẻ … tất cả đều là cách chúng ta tạo ra những giá trị có ích cho xã hội, cũng chính là cách làm tăng giá trị bản thân của mình.

“Sông không phải để đi tìm bản thân, mà là để sáng tạo ra bản thân mình” (George Bernard Shaw)

Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân

1. Thấu hiểu bản thân

– Thấu hiểu bản thân là chìa khóa của thành công
– Xác định điểm mạnh yếu của bản thân
– Xác định những điều mình yêu thích và đam mê
– Xác định những kỹ năng mình giỏi
– Xác định được lộ trình sự nghiệp của mình
– Hiểu được bản thân sẽ giúp bạn tìm thấy hướng đi phù hợp từ đó phát triển và theo đuổi mục tiêu tối đa

2. Xác định phong cách phù hợp

– Xác định được phong cách và hình ảnh của bản thân mà mình muốn hướng tới
– Xác định những kỹ năng cần thiết để phát triển trong công việc và cuộc sống
– Thiết lập các nguyên tắc sống và nguyên tắc làm việc của mình

3. Xác định đối tượng mục tiêu

– Xác định những đối tượng mình sẽ tạo ảnh hưởng
– Liệt kê những giá trị, lợi ích mà mình có thể mang lại cho mọi người
– Liệt kê những kiến thức mà bạn có thể chia sẻ cho họ

4. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá nhân

– Chia sẻ hình ảnh, thông tin, kiến thức trên mạng xã hội
– Chia sẻ lý tưởng, mục tiêu, tầm nhìn của mình với mọi người
– Viết blog, chia sẻ nhật kí, kiến thức trên mạng xã hội

5. Phát triển thương hiệu

– Thực hiện các hành động để duy trì và phát triển thương hiệu bản thân
– Tiến hành quảng bá thương hiệu cá nhân một cách hợp lý
– Xây dựng thước phim về những trải nghiệm của bạn
– Liên tục tìm lối đi mới, nguồn cảm hứng mới để phát triển thương hiệu
– Làm seminar, tham gia hội thảo, tham gia cộng đồng mở rộng kết nối với nhiều người
– Liên tục tạo sinh ra giá trị mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh và cộng đồng

6. Đánh giá

– Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện bản thân
– Tự đánh giá từ góc nhìn của bản thân: mục tiêu, hình ảnh, tính cách, giá trị sống …
– Lắng nghe ý kiến nhận xét từ những người xung quanh để biết những điều phù hợp, chưa phù hợp …

“Đừng cố trở thành người thành công mà hãy cố gắng trở thành người có giá trị hơn”
“Đừng cố gắng chỉ để kiếm tiền, hãy làm cho mình trở nên đáng tiền”

Nguyên tắc xây dựng thương hiệu bản thân

1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

– Mục tiêu là được mọi người chú ý, tăng cơ hội nhận offer, tăng thu nhập…?

2. Tập trung “Càng ít càng nhiều”

– “Một nghề chín còn hơn chín nghề”
– Đầu tư tâm huyết vào một lĩnh vực nhất định mà bạn thật sự tự tin

3. Hãy là chính mình

– “Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”
– Đừng là ai cả, hày trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

4. Kể câu chuyện

– Tạo phong cách riêng biệt của bạn thân
– Kể những câu chuyện về bản thân khiến người nghe thán phục

5. Thông điệp nhất quán

– Độ nhất quán sẽ tạo nên sự tin cậy và tín nhiệm dành cho thương hiệu của bạn

6. Tạo hình ảnh tích cực

– Đừng tạo ra những hình ảnh buồn chán, tức giận, đau khổ gây tiêu cực đến người khác
– Luôn tích cực và lan tỏa tới mọi người xung quanh

7. Chấp nhận không hoàn hảo

– Nhân vô thập toàn, không có ai hoàn hảo, không có gì là hoàn hảo
– Đừng quá bận tâm và khuyết điểm của bản thân hay ai đó
– Sự không hoàn hảo nhiều khi giúp bạn trở nên gần gũi với người khác hơn

8. Không có gì là thất bại

– Mỗi khó khăn, mỗi thất bại, mỗi sai lầm là bài học để nâng cấp bản thân ngày một tốt hơn
– Luôn thành thật, tự tin, lạc quan, sẵn sàng thử thách thì thành công sẽ đến

9. Học hỏi không ngừng

– Luôn luôn quan sát, học hỏi không ngừng nâng cấp bản thân
“Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm hiện tại”.

Ý kiến