6 CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI
Đây là 6 cột mốc trưởng thành mà chắc chắn ai ai trong chúng ta cũng sẽ trải qua.
Có những lúc bạn tự thấy là hình như “mình đã trưởng thành hơn”, có những lúc bạn suy ngẫm rằng mình đã chín chắn hơn. Nhưng chúng ta chưa xác định được cụ thể chúng ta đã chín chắn hơn hoặc là đã thay đổi như thế nào.
Có một số người may mắn trưởng thành nhanh hơn người khác,
Có một số người trưởng thành và chín chắn chậm hơn so với các cột mốc này,
Nhưng chắc chắn rằng trong cuộc đời mình bạn sẽ nhận ra những thời điểm mà mình đã “lớn hơn”.
Hãy thử tự ngẫm lại một lần xem mình đang nhanh hơn hoặc chậm hơn so với mặt bằng chung của thế giới.
Những cột mốc này được hòa trộn từ các tư tưởng của Khổng Tử và thuyết tâm lý của Erikson.
Hiểu được các cột mốc trưởng thành phía trước sẽ giúp ta có cách nhìn nhận cuộc đời một cách toàn diện hơn
Sẽ chín chắn hơn và trưởng thành nhanh hơn và sớm đạt được mục tiêu cuối cùng là “thấu hiểu lòng mình”.
1. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 1: TỰ HỌC (15 tuổi)
Trước 15 tuổi,
– Ai cũng thích chơi đùa, và thường không chuyên tâm tới học hành.
– Một số bạn chăm học hơn các bạn khác thường là do được thầy cô và cha mẹ quan tâm hơn
– Các bạn chăm học với mong muốn chính là gây sự chú và và làm cho bố mẹ thầy cô vui hơn.
– Với trẻ dưới 15 tuổi, cha mẹ nên kiên nhẫn dành thời gian quan tâm dạy dỗ và nói chuyện với con nhiều hơn.
– Những đứa trẻ được ông bà, bố mẹ thầy cô quan tâm dạy dỗ từ bé dễ trưởng thành về ý thức nhanh hơn
Dấu mốc trưởng thành đầu tiên là lúc 15 tuổi,
– Là thời điểm trẻ học lớp 9, sắp sửa chuyển từ cấp 2 lên cấp 3.
– Đây là thời điểm là mà ý thức và tâm lý con người chuyển sang cột mốc mới
– Mọi người bắt đầu ý thức và hình thành rõ hơn cái tôi cá nhân
– Trẻ có mong muốn thể hiện bản thân cao hơn.
– Lúc này trẻ bắt đầu ý thức được rõ ràng việc học là cần thiết cho bản thân
– Trẻ bắt đầu tự học, tự mình chuyên tâm vào việc học nhiều hơn.
– Từ lứa tuổi này, mọi người thích chơi với bạn bè nhiều hơn là với anh chị em trong gia đình.
– Một số bạn do bị mất cản bản từ sớm, nên không theo kịp, dễ trở nên tiêu cực
2. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 2: TỰ LẬP (30 tuổi)
Trước 30 tuổi
– Mọi người thường có nhiều ước mơ và tham vọng,
– Ai cũng hiếu thắng, dễ ảo tưởng về khả năng của mình và “ngựa non háu đá”
– Hiểu biết chưa sâu, có thể nói là còn nông cạn
– Trước nhiều sự việc thường dễ cảm thấy khó chịu và bực mình
– Nhiều lúc tự làm tổn thương mình vì những tức giận không đáng có
Khi qua tuổi 30, tự thân lập nghiệp
– Sự chín chắn đã cao hơn, mọi người chú ý nhiều đến sự nghiệp của riêng mình
– Nhiều người có công việc ổn định, tập trung nhiều thời gian cho công việc
– Trong công việc, có thể tự làm việc mà không cần ai hướng dẫn, không phụ thuộc vào người khác
– Bắt đầu có vị trí nhất định trong công việc của mình
– Khả năng tự thân lập nghiệp bắt đầu dâng cao,
– Một số người bắt đầu tự lập sự nghiệp riêng
– Đây là giai đoạn “tự thân lập nghiệp” giữ vai trò quyết định trong việc thành công của mỗi người.
– Cha mẹ nên để con tự lập và trưởng thành trong trường đời
– Một số người được cha mẹ chiều chuộng quá, không có ý chí tự lập, trở thành người ăn bám gia đình và xã hội
3. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 3: HIỂU ĐẠO LÝ (40 tuổi)
Khi bắt đầu qua tuổi 40
– Mọi người trở nên chín chắn hơn và lịch thiệp hơn
– Đã hiểu đạo lý trong thiên hạ, thấu hiểu người khác hơn
– Có kiến thức và kinh nghiệm phong phú
– Có kiên định và chính kiến rõ ràng trước các vấn đề trong cuộc sống
– Phân biệt được phải trái đúng sai
– Phân biệt được người tốt người xấu, ai chân chính, ai ngụy tài
– Biết được cái gì nên làm và cái gì không nên làm
– Không để ý những điều nhỏ nhặt
– Có nhiều hoạt động hỗ trợ và hướng dẫn cho người khác
– Dành sự quan tâm của mình cho người khác nhiều hơn
– Những người lập nghiệp ở tuổi này thường có thành công bền vững hơn nhưng đột phá sẽ ít hơn
4. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 4: HIỂU TẠO HÓA (50 tuổi)
Khi bắt đầu qua tuổi 50
– Mọi người đã quá nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm sống vững vàng và thấu hiểu sự đời
– Hiểu được chân lý của tạo hóa, có thiên hướng tâm linh
– Mong muốn tìm ý nghĩa của cuộc đời
– Hiểu được số phận và mệnh trời
– Nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội
– Biết được xu thế thời cuộc
– Chấp nhận sự đa dạng trong tính cách của mỗi người
– Sống và được lòng nhiều người, được mọi người tin tưởng
– Quan tâm nhiều hơn đến gia đình và xã hội, giúp đỡ thế hệ tương lai
– Giai đoạn này nhiều người đạt đỉnh cao nhất của sự nghiệp
5. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 5: HIỂU CUỘC ĐỜI (60 tuổi)
Khi bắt đầu qua tuổi 60
– Có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để thấu hiểu cuộc đời
– Không còn thấy “chướng tai gai mắt” với những điều nhỏ nhặt
– Mọi người trở nên điềm tĩnh hơn trước mọi việc xảy ra
– Dễ thông cảm và khoan dung hơn với người khác
– Hiểu đúng căn nguyên của mọi việc xung quanh
– Thấu hiếu nhân tình thế thái
– 60 tuổi ta mới hiểu được ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời và sứ mệnh của bản thân.
6. CỘT MỐC TRƯỞNG THÀNH 6: HIỂU LÒNG MÌNH (70 tuổi)
– Hiểu cuộc đời là hành trình tìm về chính mình
– Mọi người thấu hiểu được lòng mình và không có nhiều ham muốn nữa
– Đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử sự và xử thế
– Đạt cảnh giới đắc đạo, làm mọi việc theo bản năng, đúng phép tắc và đạo đức
– Làm mọi thứ theo đúng ý muốn và chủ tâm của lòng mình
– Không còn muốn làm gây khó khăn cho người khác
– Đây là đỉnh cao của nhận thức của con người
Cuộc đời là hành trình tìm về chính mình, bản thân mình là khó hiểu nhất. Đến 60 tuổi mọi người mới đủ trải nghiệm để hiểu được ý nghĩa của cuộc đời, rồi đến 70 tuổi ta mới hiểu được hết lòng mình.
Cuộc đời đâu phải đơn giản là sinh ra, lớn lên, già đi, và chết. Chúng ta phát triển, cống hiến và hạnh phúc để tìm được giá trị sống đích thực của bản thân mình.
Ý kiến