9 Nguyên tắc vàng của Đắc Nhân Tâm

9 Nguyên tắc vàng của Đắc Nhân Tâm

Đắc nhân tâm là gì?

– Cuốn sách bán chạy nhất từ trước đến nay (xuất bản năm 1936)
– Cuốn sách về nghệ thuật ứng xử căn bản và thông minh dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi
– Cuốn sách có ảnh hưởng thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới
– Cuốn sách của mọi thời đại
– Tác giả: Dale Carnegie
– Dịch là “Được lòng người” hoặc “Thu phục lòng người”
– Đây là những nguyên tắc nghe có vẻ ai cũng biết nhưng ít áp dụng
– Không có vị thuốc nào chữa được mọi người, tùy tình huống, hoàn cảnh mà linh hoạt áp dụng cho phù hợp
– Điểm quan trọng nhất vẫn là chân thành, thành thật, thật lòng

“Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc”

Nguyên tắc ứng xử số 1. Không chỉ trích, không oán trách, không than phiền, không phán xét người khác

WHY

– Muốn lấy mật đừng phá tổ ong
– Con người chúng ta không ai muốn bị chỉ trích cả, khi bị chỉ trích thì dù đúng dù sai họ cũng sẽ tự vệ, đôi bên cùng thiệt
– Bất cứ ai trên đời từ người có vị trí cao đến thấp, thậm chí là tội phạm đều có lòng kiêu hãnh cá nhân và không muốn bị người khác phê bình, chỉ trích hay than phiền về mình
– Khi chỉ trích người khác, chúng ta tạo ra sự chống đối, tự bảo vệ hay chối bỏ trách nhiệm từ người bị chỉ trích, họ sẽ có tâm lý chán nản bi quan về bản thân và có thể có ác cảm với chúng ta
– Chỉ trích oán trách chỉ làm đổ thêm dầu vào lửa không giải quyết được vấn đề
– Tập trung vào giải pháp và hành động cần thiết làm cho mọi việc trở nên tốt hơn
– Muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp thì đừng làm tổn thương người khác
– “Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch” (Khổng Tử)
– “Nỗi sợ bị lên án của con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng” (Hans Selye)
– “Khi giơ 1 ngón tay chỉ trích người đối diện hãy nhớ 3 ngon tay kia đang hướng về phía ta”

HOW

– Tư duy tích cực, nói những điều tốt đẹp
– Không nói sau lưng người khác
– Hãy cố gắng thấu hiểu họ, thông cảm với những hành động, xử sự một cách bao dung họ sẽ thay đổi thành phản ứng tích cực
– Nếu thấy người khác có gì chưa đúng hãy nhẹ nhàng đưa ra lời khuyên và khiến họ hiểu vấn đề
– Tập trung vào hành động, hậu quả, giải pháp chứ không tập trung vào phán xét con người
– Tập trung vào kế hoạch hành động để kết quả được tốt hơn
– Kiểm soát cảm xúc, hạn chế những suy nghĩ hiếu chiến, tức giận, bực bội
– Cư xử bao dung và vị tha với người khác

Nguyên tắc ứng xử số 2. Thành thật khen ngợi và cảm kích người khác

WHY

– Đây là bí mật lớn nhất trong phép ứng xử : Khen nhiều chê ít
– Ai cũng thích được khen và công nhận, ai cũng muốn việc mình làm sẽ được ghi nhận
– Khen ngợi và cảm ơn sẽ mang niềm vui đến cho mọi người, cũng là mang niềm vui đến cho mình
– Họ sẽ vui vẻ vì được bạn công nhận, quan tâm và yêu thương
– Được khen ngợi chân thành, họ tự nhiên sẽ sửa đổi những tính xấu để trở nên tốt hơn
– Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình (John Dewey)

STORY

– Một người vợ nông dân, ngày nọ sau một ngày làm việc vất vả mệt mỏi, bà đã quảng một đống cỏ khô trước mặt những người đàn ông trong gia đình thay vì một bữa cơm thơm phức như mọi khi. Họ hỏi “Bà có điên không”. Bà đáp “Tôi đã nấu ăn cho các người suốt 20 năm nay và trong thời gian đó, tôi chưa hề nghe một ai cảm ơn một câu hay nói với tôi rằng các người không biết ăn cỏ khô” . Lời cảm ơn tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất có ảnh hưởng tới người khác.

HOW

– Khen những điểm tốt quan sát được của đối phương
– Khen những đồ mới
– Tìm những ưu điểm và những thành quả của họ để khen tặng một cách thành thật
– Cảm ơn khi được giúp đỡ
– Tỏ lòng biết ơn khi người khác làm cho mình điều gì đó dù là rất nhỏ
– Công nhận và khuyến khích tài năng của người khác

Nguyên tắc ứng xử số 3. Khơi gợi người khác ý muốn thực hiện điều bạn đề nghị họ làm

WHY

– Không ai muốn làm những việc mà người khác ra lệnh, đe dọa hoặc ép buộc
– Nếu người yêu cầu có quyền hơn, họ sẽ làm trong cảm giác khó chịu và tìm mọi cách lừa dối qua mặt
– “Ai làm được điều này, người đó sẽ có cả thế giới”
– Hầu hết mọi người sẽ bỏ chạy nếu bạn bán hàng hoặc yêu cầu họ , hãy tìm cách khiến mọi người muốn biết thêm về các sản phẩm hay dịch vụ của bạn
– Khi được khơi gợi họ sẽ làm việc bạn muốn một cách nhẹ nhàng và hiệu quả
– Tuy việc này khó, nhưng khi bạn thực hiện được thì hiệu quả lại cực kỳ to lớn
– Khi câu cá, chúng ta sẽ móc vào lưỡi câu những món chúng ta thích ăn hay là những món mà cá thích ăn?

HOW

– Đừng ra lệnh, đặt câu hỏi để khuyên bảo
– “Học được cách móc mồi vào lưỡi câu phù hợp với từng loại cá” (Thủ tướng LIoyd George)
– Hỏi làm sao để người khác trả lời là “có”
– Viết làm sao để người khác trả lời “OK”
– Đừng nói với người khác điều bạn muốn, hãy nói vợi họ điều họ thích nghe
– Hãy nói về những điều họ mong muốn đạt được và giúp họ đạt được những điều đó
– Hãy suy nghĩ theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của mình và tự hỏi bản thân: “Tôi có thể làm gì để người khác tự họ làm điều này”
– Tôn vinh người khác, làm cho họ vui vẻ thực hiện đề nghị của chúng ta

Nguyên tắc ứng xử số 4. Chân thành quan tâm đến người khác

WHY

– “Chúng ta chỉ quan tâm đến ai quan tâm đến chúng ta”
– Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình
– Người không biết quan tâm đến người khác thì đều sẽ không thành công
– Trong chữ quan tâm có chữ “Tâm” , hãy quan tâm bằng cái tâm của mình
– “Sự quan tâm chân thành đến người khác sẽ tạo ra phép màu, phép màu ấy không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bạn”
– “Nếu muốn có những người bạn thực sự thì hãy làm việc gì đó cho họ, dành cho họ thời gian, sức lực và sự quan tâm không vụ lợi”
– “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”
– “Con người ta sinh ra có hai cánh tay, một để giúp mình, một để giúp người khác, hãy nhớ điều đó”

WHO

– Hãy quan tâm đến những người đang cần sự giúp đỡ
– Quan tâm đến người thân, gia đình, bạn bè, đối tác
– Quan tâm đến những người khó khăn trong xã hội
– Đặc biệt quan tâm đến những người

HOW

– Dành thời gian và sức lực cho họ
– Tìm hiểu tình trạng và những mong cầu sâu xa của họ
– Quan tâm đến sở thích, thói quen hoặc những khó khăn, băn khoăn của họ
– Bày tỏ thiện chí muốn được đồng hành và giúp đỡ họ
– Động viên họ vượt qua khó khăn và kiên trì với ước mơ của mình
– Giúp đỡ họ bằng cách họ muốn
– “Cách biểu lộ sự quan tâm: phải thật lòng và không được giả dối, nó phải có lợi cho người biểu lộ mối quan tâm và cả người nhận được sự quan tâm, kết quả cuối cùng phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi”
– “Trời lạnh thế này không hiểu có nhớ mặc thêm áo ấm hay không”

Nguyên tắc ứng xử số 5. Luôn mỉm cười

WHY

– Nụ cười khiến cho con người gần gũi nhau hơn
– Nụ cười mang lại hạnh phúc cho người xung quanh và bạn cũng cảm thấy như vậy
– Nụ cười không chỉ làm giàu cho người nhận mà cả người cho
– Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời
– Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ
– Nụ cười giúp lưu thông khí huyết
– Nụ cười làm căng da mặt duy trì tuổi thanh xuân, kéo dài tuổi thọ
– Nụ cười làm giảm căng thẳng áp lự và tạo sự thân thiện
– Nụ cười phá bỏ rào cản trong giao tiếp
– Nụ cười tạo cảm hứng và động lực cho người khác
– Người biết mỉm cười đều biết cách quản lý, bán hàng, nuôi dạy con hiệu quả
– Người biết cười luôn có nhiều mối quan hệ tốt
– Người mỉm cười ít khi công việc rơi vào bế tắc
– Người biết cười luôn dễ dàng đối phó với các vấn đề xảy ra
– “Bạn chỉ cần có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người nếu bạn muốn họ cũng có ý nghĩ tương tự”

HOW

– Luôn mỉm cười với bản thân mình trước tiên
– Cười khi gặp gỡ bất kỳ ai
– Cười đối với người thích và không thích ta
– Cười khi người khác phạm lỗi
– Cười khi phê bình nhắc nhở người khác
– Cười khi gặp khó khăn thử thách
– Tập mỉm cười nhiều lần mỗi ngày

Nguyên tắc ứng xử số 6. Luôn nhớ và nhắc đến tên của mọi người

WHY

– Bởi đó là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất với họ
– Dù là bất cứ ai, ở bất cứ vị trí nào, cái tên luôn đem lại điều kì diệu khi chúng ta gọi nó
– Ai cũng muốn người khác nhớ và gọi tên mình một cách chính xác
– Ở nước ngoài, mọi người gọi tên khi nói chuyện rất nhiều lần

HOW

– Lồng vào câu chuyện tên của người mà bạn đang giao tiếp
– Khi được giới thiệu, hãy lặp lại tên của họ khi được giới thiệu

Nguyên tắc ứng xử số 7. Lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ

WHY

– Bản tính của con người là luôn muốn thể hiện mình, muốn người khác chú ý đến bản thân
– “Người đang trò chuyện với bạn, họ quan tâm đến họ và vấn đề của họ hơn hàng trăm lần đến bạn và vấn đề của bạn”
– Mọi người thường hay bỏ qua những chuyện không liên quan đến mình
– Quan tâm đến những chi tiết, câu chuyện mà người khác đang nói là bạn đã tạo được thiện cảm đối với họ

HOW

– Lắng nghe tập trung khi người khác nói
– Dùng ánh mắt cử chỉ thể hiện sự tập trung lắng nghe của bạn
– Hỏi những câu mà họ thích trả lời
– Khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ
– Cố gắng học hỏi và thu nhận được những điều mới từ câu chuyện của người khác
– Con người có một cái miệng và hai cái tai, hãy nói ít đi và lắng nghe người khác nhiều hơn

Nguyên tắc ứng xử số 8. Nói về điều người khác quan tâm

WHY

– “Con đường ngắn nhất đến trái tim người đối diện là nói về những điều mà họ quan tâm nhất. Hãy thử nghiệm và bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ, họ sẽ nhắc đến bạn liên tục với sự ngưỡng mộ và yêu thích tột độ”.
– Một lời nói bất cẩn thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm gây ra bất hòa
– Một lời nói độc ác có thể làm tổn thương một tâm hồn
– Một lời nói đúng lúc có thể mang lại bình an
– Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự
– Và có những lời nói có thể cứu được một con người
– Nguyên tắc này khá là khó khăn, vì sẽ gặp phải điều mình không thích, nhưng khi áp dụng bạn sẽ thấy rất hiệu quả
– Đừng nói chuyện về bóng đá với những người không bao giờ xem bóng đá

STORY

– Một ông chủ đang tìm cách bán bánh mỳ cho một khách sạn. Trong suốt 4 năm, ông đều đến thăm người chủ khách sạn đó, ông cũng tham gia công tác xã hội mà người ấy quan tâm. Thậm chí thuê phòng ngay trong khách sạn đó để dễ tiếp cận nhưng vẫn hoàn toàn thất bại. Sau đó, ông phát hiện ra chủ khách sạn là hội viên của Hiệp hội nhà kinh doanh khách sạn. Thế là khi đến thăm, ông đã nói về những chuyện liên quan đến hiệp hội. Ông chủ khách sạn vô cùng hào hứng kể cho ông về hiệp hội và cho phép ông gia nhập nhóm. Suốt cuộc nói chuyện ông không hề nhắc đến bánh mỳ. Một ngày sau, viên quản lý của khách sạn đã gọi didenjed đặt một đơn hàng lớn. Thế đấy, 4 năm trời đôn đáo chạy quảng cáo sản phẩm không hiệu quả bằng nửa giờ bàn luận về chủ đề yêu thích của đối tác.

HOW

– Cố gắng tìm ra điểm chung cùa nhau
– Nói về sở trường và những thứ người khác tường tận nhiều thông tin
– “Nhưng ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu suy tư cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”
– “Nói với ai đó về chính họ và họ sẽ lắng nghe bạn hàng giờ liền”

Nguyên tắc ứng xử số 9. Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng

WHY

– Người có giá trị nhất là người cho đồng loại mình được nhiều nhất
– Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc được tốt hơn
– “Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trong là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người”
– Ai trong chúng ta cũng muốn mình quan trọng và xã hội công nhận điều đó
– Ai cũng muốn được là người quan trọng, được người khác chú ý và tán thưởng , không gì tán phá mối quan hệ nhanh bằng cách dìm hàng nhau
– Khi bạn thật lòng làm cho người khác thấy sự quan trọng của họ, có nghĩa là bạn làm cho họ cảm thấy mình được chú ý, họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn
– “Thế giới này đầy những người muốn vơ vét và kiếm chác cho chính mình, cho nên cá nhân hiếm hoi nào muốn phục vụ người khác một cách vô tư sẽ được một ưu thế lớn: họ sẽ rất ít bị cạnh tranh”

HOW

– Hãy tôn trọng và lịch sự với bất cứ ai bạn gặp hoặc giao tiếp
– Nói những câu “cám ơn”, “xin lỗi”, “nhờ bạn giúp tôi …”

Ý kiến