21 nguyên tắc vàng trong nghệ thuật lãnh đạo của John Maxwell

21 nguyên tắc vàng trong nghệ thuật lãnh đạo của John Maxwell

1. NGUYÊN TẮC GIỚI HẠN

Khả năng lãnh đạo quyết định mức độ thành công.

– Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nguyên tắc này giúp mọi người hiểu được giá trị của việc lãnh đạo.
– Tài năng của người lãnh đạo có giá trị rất lớn với thành công của tổ chức.
– Tài năng lãnh đạo của một người cao thì hiệu quả công việc của người đó cao. Tài năng thấp thì hiệu quả cá nhân thấp. Không có ngoại lệ.
– Hiệu quả của cá nhân và tổ chức luôn tỉ lệ thuận với năng lực lãnh đạo.
– Có rất nhiều người thông minh, tài năng và thành công, nhưng cũng chỉ chỉ ở mức đó vì năng lực lãnh đạo còn hạn chế.
– Hiệu quả công việc của một người là có giới hạn, và giới hạn đó chính là khả năng lãnh đạo của họ.
– Luôn có một giới hạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể nâng giới hạn đó lên.

Câu chuyện McDonal

Hai anh em Dick McDonald và Maurice McDonald mở cửa hàng nhỏ cho khách lữ hành. Ban đầu họ cung cấp bữa ăn cho khách ngồi trên xe hơi, sau đó họ phát triển thành hệ thống bán Hamburger cung cấp thức ăn nhanh và khách tự phục vụ. Họ chỉ tập trung vào vài món như Hamburger, nước uống có gas, sữa, cafe, khoai tây chiên và bánh. Họ có công thức và quy trình làm bánh rất nhanh và chuyên nghiệp. Cửa hàng làm ăn rất phát đạt. Tuy nhiên, hại anh em nhà McDonal đã không thành công trong việc nhân rộng hay phát triển nhượng quyền. Họ có tài, thông minh, có tài chính, làm việc chăm chỉ nhưng họ vẫn chưa mở rộng được hơn. Điều họ thiếu quan trong nhất chính là tài năng lãnh đạo. Năm 1954, trong một lần ghé thăm McDonal, anh nhân viên kinh doanh Ray Kroc rất ấn tượng với việc kinh doanh và quy trình cũng như cách tổ chức chế biến của nhà hàng nên đã ngỏ ý làm đối tác nhượng quyền của họ trên toàn quốc. Chính tầm nhìn và tài năng lãnh đạo của Kroc đã biến McDonal trở thành một hiện tượng nhượng quyền thành công vượt bậc. Trong 4 năm, Kroc đã mở rộng lên 100 cửa hàng, 4 năm kế tiếp lên 500 nhà hàng. Ngày nay đã có tới 21000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia. Tất cả phụ thuộc vào tài năng lãnh đạo của Kroc.

2. NGUYÊN TẮC ẢNH HƯỞNG

Thước đó chính xác nhất của tài năng lãnh đạo chính là sự ảnh hưởng.

– Nếu bạn không tạo được ảnh hưởng, bạn sẽ không bao giờ dẫn dắt được mọi người.
– Khi bạn là một nhà lãnh đạo cừ khôi, mọi người sẽ đi theo bạn dù bạn ở bất cứ nơi nào.
– Nghệ thuật lãnh đạo chính là ảnh hưởng không hơn không kém. Lãnh đạo là tạo sự ảnh hưởng để mọi người đi theo.
– Để đưa mọi người tới một định hướng mới, bạn cần có sức ảnh hưởng.
– Không phải là người quản lý cũng là người lãnh đạo. Cũng không phải có vị trí cao đều là lãnh đạo. Điều này chưa chắc đúng. Không có tầm ảnh hưởng thì một người có chức danh lớn thế nào thì cũng không thể coi là nhà lãnh đạo.
– Chức vụ không tạo nên lãnh đạo, mà chính khả năng lãnh đạo tạo nên chức vụ.
– Có những người chuyên môn rất giỏi nhưng khả năng lãnh đạo thấp. IQ không thể đánh đồng với năng lực lãnh đạo.
– Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ cần vượt lên phía trước mà phải làm cho mọi người đi theo bạn, tuân thủ sự dẫn dắt của bạn và hành động trong tầm mắt của bạn.
– Nếu một người cứ nghĩ mình đang lãnh đạo những chẳng có ai đi theo thì chỉ là đang đi bộ mà thôi.
– Nếu bạn không thể tác động lên mọi người, họ sẽ không theo bạn, và nếu họ không theo bạn thì bạn không phải là một nhà lãnh đạo dù vị trí của bạn có thể nào đi chăng nữa.

Công nương Diana

Công nương Diana được người dân yêu mến không phải do chức vị của mình mà hoàn toàn do sức hấp dẫn và tầm ảnh hưởng. Năm 1981, Diana lên xe hoa cùng thái tử Vương quốc Anh Charles. Một tỷ người đã chứng kiến lễ cưới qua truyền hình trực tiếp. Bà tham gia diễn thuyết, nói chuyện, xây dựng mối quan hệ với các chính trị gia, gây quỹ từ thiện, và đặc biệt là thuyết phục nhiều người tham gia vào chương trình nghiên cứu bệnh AIDS và chăm sóc những người bị bệnh phong, chống việc rải bom mìn. Dù là vợ của Thái tử nhưng Diana đã tạo được tầm ảnh hưởng của riêng mình. Thậm chí, năm 1996 khi bà ly dị Thái tử Charles, bà mất danh hiệu Công nương nhưng tầm ảnh hưởng của bà không hề bị giảm đi mà còn tăng lên, trong khi đó ảnh hưởng của Thái tử và hoàng gia có phần giảm đi đáng kể dù tước hiệu hoàng gia của họ vẫn còn nguyên. Năm 1996, một cuộc trưng cầu về nhân vật đáng mến nhất thế giới do London Daily Mail bình chọn, Diana được bầu chọn ở vị trí thứ nhất của danh hiệu “nhân vật đáng mến nhất thế giới”. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu Diana không có sức ảnh hưởng lớn.

3. NGUYÊN TẮC TIẾN TRÌNH

Năng lực lãnh đạo phát triển từng ngày, không phải ngày một ngày hai

– Lãnh đạo giống như đầu tư, nếu bạn hy vọng gặp vận may trong một ngày thì chẳng bao giờ thành công.
– Bí quyết thành công nằm trong việc bạn liên tục trau dồi năng lực lãnh đạo của mình từng ngày. Lãnh đạo không phải là tiến trình một đêm.
– Lãnh đạo là công việc phức tạp. Nó có rất nhiều mặt: sự tôn trọng, kinh nghiệm, sức mạnh tinh thần, kỹ năng con người, kỷ luật, tầm nhìn, động lực, thời gian và rất nhiều yếu tố khác.
– Người lãnh đạo thành công luôn học hỏi, chính khả năng phát triển và nâng cao kỹ năng của mình là sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người người tuân theo họ.
– Vô địch không bao giờ đến từ những vòng nguyệt quế, đó chỉ là sự ghi nhận.
– Khi bạn nhân ra sự yếu kém về kỹ năng lãnh đạo và bắt đầu rèn luyện bản thân để phát triển năng lực lãnh đạo, đam mê sẽ bắt đầu phát triển. Đọc sách và thường xuyên dự hội thảo, và bất kể khi nào bạn bắt gặp những lời hay ý đẹp có ý nghĩa, hãy lưu giữ lại. Hãy bắt đầu phát triển năng lực lãnh đạo của bạn ngay hôm nay và một ngày nào đó bạn sẽ nhận thấy công dụng của nó.
– Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn hoàn toàn có thể làm được. Ai cũng có tiềm năng năng đó, nhưng không phải là trong một sớm một chiều.

Tổng thống Theodore Roosevelt

Ông sinh ra là người ốm yếu bị bệnh hen suyễn, thị lực yếu, rất gầy, hồi nhỏ ông rất nhát gan và rụt rè nhưng ông là con người của hành động. Ông đã dành thời gian hàng ngày để tập thể hình, trau dồi trí tuệ, tập đẩy tạ, đi bộ, trượt tuyết, sắn bắn , đua thuyền, đua ngựa và đấm bốc. Ông đọc những câu chuyện về những người ông ngưỡng mộ, ông học được sự can đảm và khả năng thực hiện ước mơ. Ông luôn phấn đầu phát triển từng ngày và trở thành tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ. Khi trở thành tổng thống, ông vấn giữ quá trình phấn đấu và phát triển không ngừng nghỉ. Trong một lần diễn thuyết ông bị ám sát bắn vào ngực, một xương sườn gẫy và viên đạn trong ngực, nhưng ông vẫn cố gắng thực hiện bài diễn thuyết kéo dài hơn một giờ đồng hồ, sau đó mới đi cấp cứu.Năm 1919 ông mất tại nhà riêng, khi người ta đưa ông ra khỏi giường, người ta còn tìm thấy một cuốn sách gối đầu giường của ông. Trong những giây phút cuối đời, ông vẫn cố gắng học tập và trau dồi phát triển bản thân.

4. NGUYÊN TẮC THUYỀN TRƯỞNG

Ai cũng có thể lái tàu, nếu có người chỉ huy lập hải trình.

– Nhà lãnh đạo giỏi phải kiên định với mục tiêu, kiểm soát phương hướng không để nó kiểm soát bạn.
– Lãnh đạo có tầm nhìn bao quát điểm đến, họ hiểu điều gì sẽ đưa họ đến đó, họ biết những ai cần có trong đoàn để thành công và họ nhận ra chướng ngại vật trên đường đi trước khi nó xuất hiện.
– Lãnh đạo là người thấy rõ hơn mọi người, xa hơn mọi người và trước tất cả mọi người
– Lãnh đạo từ kinh nghiệm: tất cả mọi thành công và thất bại trong quá khứ, nếu bạn để ý, đều có thể là nguồn thông tin, kiến thức hữu ích.
– Tổ chức càng lớn thì nhà lãnh đạo càng phải có khả năng định hướng rõ ràng hơn con đường phía trước.
– Bạn cần có niềm tin rằng, bạn có thể dưa những người trên thuyền vượt qua mọi chặng đường.
– Sợ thay đổi, thiếu hiểu biết, không sẵn sàng cho tương lại và thiếu óc tưởng tượng là những trở ngại lớn nhất cho kế hoạch
– Bí quyết là luôn cần phải có sự chuẩn bị.

Phim Titanic

Thủy thủ đoàn không có đủ tầm nhìn để tránh tảng băng trôi, đồng thời không đủ kỹ năng lái tàu theo hướng khác khi đã nhìn thấy tảng băng trôi bởi kích cỡ của con tàu quá lớn, lón nhất thế giới thời điểm đó. Hậu quả là hơn một nghìn người đã bỏ mạng trên biển. Titanic đã thiếu cả về tầm nhìn và phao cứu sinh để ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Các bước để xây dựng một bản kế hoạch (lập hải trình chiến lược cho con thuyền của bạn)

– Xác định trước phương hướng hành động
– Vạch ra những mục tiêu
– Điều chỉnh những ưu tiên
– Chia sẻ với nhân vật chủ chốt
– Có được sự chấp nhận và đồng thuận của mỗi người
– Đi thẳng tới hành động
– Phán đoán những khó khăn có thể xảy ra
– Chờ khó khăn xảy đến
– Luôn luôn chú ý vào thành công
– Nhìn lại kế hoạch mỗi ngày

5. NGUYÊN TẮC LẮNG NGHE

Khi người lãnh đạo thực thụ lên tiếng, mọi người đều lắng nghe.

– Nếu bạn nói và người khác không nghe thì bạn chưa phải là lãnh đạo thật sự.
– Nhà lãnh đạo thật sự nắm bắt được quyền lực chứ không phải vị thế
– Quyền lực giống như người phụ nữ, nếu bạn phải nhắc mọi người nhớ rằng bạn xinh đẹp thì chắc chắn bạn không hề xinh đẹp.
– Người có vị trí đang điều hành cuộc họp và người đang dẫn dắt mọi người chứng tỏ người có vị trí không phải là một nhà lãnh đạo, mà người dẫn dắt mọi người mới chính là nhà lãnh đạo.
– Khi câu hỏi được đưa ra, người mà mọi người mong đợi có câu trả lời, mọi người tập trung nhìn anh ta, người đó thật sự là nhà lãnh đạo.

Mẹ Teresa

Một người phụ nữ gầy còm, nhỏ bé, cống hiến hết bản thân mình cho những người nghèo nhất trong những người nghèo. Mẹ Teresa là một nữ tu cũng là một doanh nhân thuần khiết, mạnh mẽ, nhận thức được những vấn đề và những việc cần làm, mẹ đấu tranh mãnh liệt để thiết lập tổ chức, và mở rộng tổ chức đó ra mọi nơi trên thế giới. Mẹ đã thành lập và lãnh đạo Hội truyền giáo Bác ái, có số lượng thành viên hơn 4000. Dưới sự lãnh đạo của mẹ, các nữ tu đã đi phục vụ ở 25 quốc gia rải rác khắp 5 châu. Mẹ đã xây dựng lên những trung tâm từ thiện, trung tâm cho người bệnh phong và nhiều trung tâm hỗ trợ người nghèo và người tâm thần. Khi mẹ phát biểu, tất cả hội trường đều lắng nghe, bao gồm tổng thống và phu nhân, vợ chồng phó tổng thống và rất nhiều quan chức cấp cao khác. Mẹ là một nhà lãnh đạo thực thụ, khi một nhà lãnh đạo thực thụ phát biểu, mọi người sẽ lắng nghe. Mẹ được coi là một trong số ít người đáng mến và đáng được tôn trọng nhất trên thế giới.

7 yếu tố của người lãnh đạo thực thụ

(1) Tính cách – Bạn là ai?

– Năng lực lãnh đạo thật sự luôn bắt đầu từ nội tâm của một con người, mọi người cảm nhận được chiều sâu tính cách của người lãnh đạo.

(2) Mối quan hệ – Bạn quen biết những ai?

– Thiết lập đầy đủ các mối quan hệ đúng đắn với những người đúng đắn, bạn có thể trở thành lãnh đạo thật sự trong một tổ chức.

(3) Kiến thức – Bạn biết những gì?

– Thông tin là sự sống đối với một nhà lãnh đạo.
– Hiểu biết không tạo nên một nhà lãnh đạo, nhưng nếu thiếu hiểu biết thì không thể trở thành lãnh đạo
– Dành thời gian học tập, nghiên cứu trước khi tiến hành lãnh đạo một tổ chức

(4) Trực giác – Bạn cảm thấy điều gì?

– Lãnh đạo không chỉ là quản lý dữ liệu, nó đòi hỏi một khả năng xử lý vô số vấn đề vô hình (trực giác)

(5) Kinh nghiệm – Bạn trải qua những gì?

– Kinh nghiệm không đảm bảo cho mức độ tín nhiệm, nhưng thử thách trong quá khứ càng khó khăn, bạn càng có kinh nghiệm và khả năng khích lệ mọi người qua đó chứng minh được khả năng lãnh đạo của bạn

(6) Thành công – Bạn đã làm được những gì?

– Thành quả bạn đã đạt được là mình chứng rõ rệt nhất về năng lực của bạn trước mọi người

(7) Khả năng – Bạn biết làm những gì?

– Khi bạn không còn tin vào khả năng của bạn, ngay lập tức họ sẽ ngừng lắng nghe bạn
– Mọi người lắng nghe không phải vì muốn có thông tin, mà vì tôn trọng người đang nói

6. NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG

Sự tin tưởng là nền tảng của sự lãnh đạo

– Để xây dựng được niềm tin, một nhà lãnh đạo phải thể hiện được khả năng, quan hệ, tính cách.
– Mọi người có thể bỏ qua những sai phạm nếu bạn có khả năng, nhưng họ sẽ không đặt niềm tin vào người có khiếm khuyết trong tính cách.
– Tính cách là nền tảng của sự kết nối, tạo nên tính kiên định, tạo ra tiềm năng, tạo dựng lòng tôn trọng. Tính cách tạo dựng niềm tin, và niềm tin tạo nên lãnh đạo.
– Lãnh đạo mọi người giống như họ đồng ý đi cùng hành trình với bạn. Nếu những người được bạn lãnh đạo không biết nên trông mong điều gì ở vai trò lãnh đạo của bạn, thì ở khía cạnh nào đó, họ sẽ không coi bạn là lãnh đạo.

Tổng thống Johnson

Tổng thống Johnson và bộ trưởng Mỹ McNamara đã nói dối người dân Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Để lôi kéo sự ủng hộ của người dân, mặc dù họ đã nhận ra răng họ không thể chiến thắng, nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc chiến và phóng đại thông tin là họ đang lên kế hoạch cho chiến thắng. Kết quả là Mỹ đã phải chịu thảm bại chưa từng có trong lịch sử. Họ đã đánh mất niềm tin của người dân Mỹ. Hậu quả là MacNamara phải từ chức Ngoại trưởng và Johnson phải từ bỏ sự nghiệp chính trị không tranh cử trong nhiệm kỳ tiếp theo. Trong hồi ký của mình, họ đã thừa nhận là đã mắc sai lầm, một sai lầm nghiêm trọng.

7. NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG

Mọi người tuân theo nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn mình

– Tinh thần làm việc nhóm chỉ có được khi bạn tập trung vào “chúng tôi” thay vì tôi
– Khi mọi người tôn trọng một ai đó, họ kính nể người ấy. Khi coi ai đó là bạn, họ yêu thương người ấy. Khi coi ai đó là lãnh đạo, họ đi theo người ấy.
– Mọi người thường tin theo những nhà lãnh đạo giỏi giang và mạnh mẽ hơn mình
– Không phải vô tình mà mọi người tuân thủ theo một ai đó, họ đi theo những cá nhân có năng lực lãnh đạo được mọi người tôn trọng.
– Những người dưới quyền thường bị những người có khả năng lãnh đạo cao hơn mình lôi cuốn
– Khi một nhóm được tập hợp, họ bắt đầu tác động lẫn nhau, những người có năng lực lãnh đạo cao hơn sẽ xuất hiện, những người còn lại sẽ tìm kiếm định hướng mà họ theo đuổi và tìm người người mà họ muốn đi theo.
– Càng có khả năng lãnh đạo, người ta càng nhanh chóng nhan ra người khác có khả năng lãnh đạo hay không.
– Người lãnh đạo cần phải biết là họ biết và cần phải có khả năng khiến những thứ mà họ biết trở nên rõ ràng hơn.
– Có rất nhiều cách để kiểm tra mức độ tôn trọng của một người đối với vị lãnh đạo của anh ta, cách hiệu quả nhất là xem xét khi một nhà lãnh đạo thiết lập một thay đổi cơ bản trong tổ chức.

John Maxwell

Năm 1997, khi có ý định chuyển công ty Injoy từ San Diego tới Atlanta, ông đã trình bày kinh nghiệm cá nhân và kế hoạch làm việc của mình với từng lãnh đạo chủ chốt. Ông đã ước chừng khoảng 50% trong số họ đồng tình, sẵn sàng thay đổi cuộc sống, lên đường thực hiện cuộc chuyển dời cùng ông và công ty. Nhưng khi ông chia sẻ quyết định tới Atlanta với mọi người thì 100% những nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự ủng hộ và mong muốn thực hiện hành trình đó. John Maxwell đã đầu tư rất nhiều thời gian và nghị lực trong mối quan hệ với mọi người, gia tăng giá trị cho cuộc đời họ. Ông đã dành cả cuộc đời để phát triển những kỹ năng lãnh đạo của mình nên ông có được khả năng lãnh đạo những thủ lĩnh tài giỏi khác, ông được mọi người tôn trọng và đi theo.

8. NGUYÊN TẮC TRỰC GIÁC

Nhà lãnh đạo đánh giá được mọi thứ nhò vào trực giác lãnh đạo của mình

– Trực giác lãnh đạo luôn là yếu tố phân biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất với những nhà lãnh đạo khác.
– Trực giác sẽ giúp nhà lãnh đạo nhận biết được cả những yếu tố vô hình trong công tác lãnh đạo.
– Nhà lãnh đạo kiệt xuất đọc ra tình huống và lên tiếng.
– Điều tạo nên sự khác biệt giữa một con tốt với con át chủ bài chính là trực giác. Những người vĩ đại có thể nhìn thấy nhiều thứ mà những người khác không thể, họ kịp làm cho cục diện thay đổi và vượt lên, trước khi những người khác phát hiện điều gì đang diễn ra.
– Một nhà lãnh đạo phải đọc được tình huống và phái biết chọn chiến thuật cho cuộc chơi
– Lãnh đạo là dự báo tình huống, trong mọi hoàn cảnh, họ nắm bắt được tất cả những tình huống mà người khác không thể.
– Khi bạn bước vào một căn phòng, nếu bạn không thể chỉ ra ai sẽ là người ủng hộ ban, ai sẽ là người chống đối bạn, thì bạn không phải là con người của chính trị.
– Không ai có thể làm được một việc lớn, nếu người ấy không thật sự quan tâm đến bản thân
– Con người của bạn sẽ quyết định những gì bạn nhìn thấy.
3 cấp độ của trực giác lãnh đạo

(1) Do tự nhiên

Có một số người sinh ra đã có những đặc ân về khả năng lãnh đạo đặc biệt. Hãy quan sát đứa trẻ có khả năng lãnh đạo trên sân chơi và bạn có thể nhận ra tất cả những đứa trẻ khác đang đi theo nó.

(2) Do trau dồi

Bất kể khả năng nào, mọi người đều có thể học, trau dồi và phát triển
Tất cả mọi người đều có khả năng trau dồi và phát triển kỹ năng lãnh đạo và trực giác

(3) Có trực giác nhưng không trau dồi

Những người không trau dồi trực giác lãnh đạo của mình sẽ bị coi là mù quáng trong công tác lãnh đạo
Những người không trau dồi sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì ngoài việc nằm dưới sự lãnh đạo của người khác.

Tái sáng lập Apple

Hãng máy tính Apple được thành lập năm 1976 do Steve Jobs và Steve Wozniak sáng lập. Chỉ sau 4 năm họ đã trở nên nổi tiếng, sau khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán với giá 22 đô một cổ phiếu đã giúp trên 40 nhân viên và nhà đầu từ trở thành triệu phú trong nháy mắt.
Năm 1985, sau một cuộc chiến nảy lửa với CEO John Sculley nguyên là giám độc của Pepsi (người mà Jobs đã tuyển dụng), ông đã bị bật ra khỏi công ty. Nhưng sau nhiều năm Apple vẫn không thể quay lại thời hoàng kim trước đó. Trong những ngày vinh quang Apple từng chiếm 14,6% thị phấn mát tính cá nhân. Đến 1997, doanh số của Apple đã giảm xuống còn 3,5%. Công ty đang sa sút và đó là lúc Apple một lần nữa tìm kiếm sự trở lại của Steve Jobs. Nhờ vào trực giác của mình, Jobs đã xem xét hoàn cảnh và ngay lập tức hành động. Ông biết rằng sẽ không thể cải thiện tình hình nếu không thay đổi bộ máy lãnh đạo, ông nhanh chóng sa thải hấu hết đội ngũ lãnh đạo chỉ giữa lại hai thành viên cũ. Jobs đã cho trở lại nền tảng ban đầu khi Apple đạt được thành công tột đỉnh là tạo ra những sản phẩm đơn lẻ mang tính sáng tạo độc đáo có thể tạo ra sự khác biệt. Ông cho cắt giảm 70% đề án , chỉ giữ lại 30% những đề án tinh túy. Ngoài ra, ông có một quyết định đi ngược lại cách tư duy của lãnh đạo Apple trước đây. Đó là bước ngoặc đáng kinh ngạc của trực giác lãnh đạo. Jobs đã thiết lập liên minh chiến lược với Bill Gates vốn bị Apple coi là đối thủ không đội trời chung. Gates đã đầu từ 150 triệu đô vào Apple, việc này dọn đường cho mối quan hệ đối tác của hai bên. Giá cổ phiếu của Apple đã tăng vọt, công ty đã phát triển nên một kỷ nguyên mới. Lãnh đạo mang tính nghệ thuật hơn là khoa học.

9. NGUYÊN TẮC HẤP DẪN

Bạn thu hút những người tương đồng với bạn

– Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn tìm người giỏi.
– Họ tuân theo bạn không phải vì bạn muốn mà vì bạn là ai.
– Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, bạn luôn lôi kéo những người có những đặc tính tương đồng với bạn.
– Những con chim có bộ lông giống nhau thường tự tập với nhau.
– Những học sinh giỏi thường dành thời gian chơi với những học sinh giỏi, mọi người chỉ muốn chơi với những người có cùng khả năng
– Lãnh đạo có thể tìm kiếm tuyển dụng những người không tương đồng với mình, nhưng đó sẽ không phải là những người mà anh ta thu hút một cách tự nhiên.
– Nếu bạn nghĩ nhân viên của bạn tiêu cực, bạn nên xem xét kỹ thái độ của mình.
– Người có thái độ tích cực sẽ thu hút những người có thái độ tích cực
– Mọi người có khuynh hướng thu hút những người cùng độ tuổi và thân phận
– Mọi người bị thu hút theo những nhà lãnh đạo có những giá trị tương đồng với những giá trị của họ.
– Khả năng lãnh đạo của bạn càng cao thì người bạn thu hút càng giỏi

Tổng thống Theodore Roosevelt

Một trong những thành công của ông là sự dũng cảm trong cuộc chiến với Tây Ban Nha. Roosevelt đã tự tuyển mộ binh đoàn kỵ binh tình nguyện được mệnh danh là Đoàn dân quân đặc sắc. Tất cả họ được tập hợp từ hai giai cấp quý tộc giàu sang và những cao bồi miền Tây hoang dã. Tại sao vậy? Bởi vì ông vốn sinh ra trong gia đình quý tộc ở New York, học Harvard, song ông cũng từng trải qua cuộc sống của những chàng cao bồi miền Tây. Ông là một người mạnh mẽ, một nhà lãnh đạo vĩ đại ở cả hai thế giới đó, ông đã lôi cuốn tất cả mọi người ở cả hai thế giới.

10. NGUYÊN TẮC KẾT NỐI

Lãnh đạo phải thu phục lòng người trước khi yêu cầu họ ủng hộ mình.

– Bạn không thể thúc ép ai đó làm việc gì, trừ khi bạn tác động vào tâm lý của họ trước, tình cảm luôn đi trước lý trí.
– Kết nối và quan hệ giữa các cá nhân càng chặt chẽ thì mọi người càng muốn hỗ trợ cho nhà lãnh đạo mà họ phục tùng.
– Mọi người không quan tâm bạn biết những gì cho đến khi họ nhận ra bạn quan tâm đến điều đó như thế nào.
– Phải chiếm được tình cảm của mọi người trước khi nhờ họ giúp đỡ.
– Những nhà lãnh đạo kiệt xuất khi đứng trước một trung đội thì họ nhìn thấy 44 cá nhân.
– Để kết nối với mọi người trong nhóm, hãy kết nối với từng người một
– Tự tin với bản thân, kết nối với sự thẳng thẳn, trung thực, phải thật sự quan tâm đến từng người mà mình tiếp xúc
– Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là khởi xướng mối quan hệ.
– Để lãnh đạo bản thân, hãy sử dụng cái đầu. Để lãnh đạo mọi người, hãy sử dụng trái tim.
– Hãy luôn giành vị trí trong trái tim họ trước khi nhờ họ giúp đỡ.

Tổng thống Ronald Reagan

Ông là người có khả năng phát triển mối quan hệ với mọi người một cách tuyệt vời, ông thu phục được trái tim của mọi người và lôi kéo họ lại gần mình. Một lần tổng thống trở lại nhà trắng sau một cuộc hành trình dài và khi nghe thấy tiếng trực thăng của ông hạ cánh, tất cả những nhân viên đều tạm dừng công việc và thường hô lên “Bố về”. Đó là dẫn chứng rõ nét nhất cho tầm ảnh hưởng của ông đối với mọi người xung quanh.

Napoleon

Ông đã thực hiện nguyên tắc kết nối bằng cách nhớ tên toàn bộ tướng lĩnh của mình, nơi họ sống, trận đấu nào đã tham gia cùng ông.

Robert Lee

Ông đã đi thăm tất cả quân lính ở trại của họ đêm trước trận chiến diễn ra. Và ông thường xuyên gặp gỡ quân lính ngay sau những ngày chiến đấu.

11. NGUYÊN TẮC THÂN TÍN

Mức độ thành công của nhà lãnh đạo do những người thân tín quyết định.

– Khi có những nhân viên giỏi thì khả năng của bạn sẽ thăng hoa.
– Mọi tổ chức đều có đội ngũ thân tín.
– Nhà lãnh đạo tìm kiếm những người tài năng nhất trong tổ chức, giúp họ nhận ra khả năng của bản thân.
– Đứng một mình trên đỉnh cảo thật cô đơn, nên tốt nhất bạn hãy đưa theo vài người.
– Không nên tốn quá nhiều thời gian để thuyết phục hay thay đổi những người tiêu cực chống đối, hãy dành thời gian và tất cả những gì tốt đẹp nhất cho những người tích cực tiếp thu và thực thi mệnh lệnh của bạn.
– Bồi dưỡng cho đội ngũ thân tín bằng tất cả khả năng của mình, trao cho họ tất cả những gì mình có thể.
– Thành công không đến từ những gì bạn biết, mà đến từ những người mà bạn biết và con đường mà bạ dành cho mỗi người trong nhóm

5 nhóm người bạn nên đưa vào đội ngũ thân tín của mình

(1) Những người có giá trị tiềm năng: họ biết cách tự trau dồi bản thân
(2) Những người có giá trị tích cực: họ có thể kích thích tinh thần của người khác
(3) Những người có thể khích lệ bạn: họ không ba phải, họ luôn ủng họ và khích lệ bạn.
(4) Những người có thể bồi dưỡng và phát triển người khác
(5) Những người có khả năng xây dựng được những nhà lãnh đạo khác.

Tổng thống Ronald Reagan

Ông đã rất thành công trong hai nhiệm kỳ vì xung quanh ông có những người rất giỏi

John Maxwell

Ông cũng đã rất thành công khi có người là cánh tay trái, cánh tay phải của ông và ông đã xây dựng nhóm 12 lãnh đạo thân tín chủ chốt của mình trong suốt 10 năm và luôn tìm kiếm thêm những người giỏi và những người tuyệt vời vào đội của mình.

12. NGUYÊN TẮC CHIA SẺ QUYỀN LỰC

Những nhà lãnh đạo bản lĩnh chia sẻ quyền lực cho người khác.

– Theodore Roosevelt đã chia sẻ: Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất là người có thể chọn được người có khả năng hoàn thành công việc anh ta muốn, và kiếm chế bản thản không xen vào công việc mà người đó đang làm.
– Chỉ những người biết chia sẻ quyền lực mới có thể làm việc hết năng suất
– Mark Twain đã nhấn mạnh rằng: những việc trọng đại chỉ có thể xảy ra khi bạn không quan tâm ai sẽ nhận lợi ích từ nó. Điều trọng đại nhất chỉ có thể xảy ra khi bạn phân chia lợi ích cho mọi người.
– Trao quyền sẽ khích lệ mọi người phát triển và đổi mới, thay đổi là cái giá của sự tiến bộ
– Nghe có vẻ lạ, nhưng những nhà lãnh đạo kiệt xuất có được quyền lực bằng cách chia sẻ quyền lực cho người khác.
– Làm cho người khác lớn mạnh, bạn cũng trở nên lớn mạnh

Tổng thống Abraham Lincoln

Trong khi hầu hết các tổng thống đều đi theo con đường tổ chức liên minh nhưng Lincoln thì không. Khi đất nước rơi vào khủng hoảng, Lincoln đã thành lập một tổ chức lãnh đạo bao gồm những người sẽ thống nhất, đoàn kết đảng của ông. Ông đã chọn chính những đối thủ chính trị làm thành viên nội các của mình là điều chưa từng xảy ra. Sự chắc chắn, an toàn mà ông mang lại đã khiến tất cả những kẻ đối lập đã quên đi tư tưởng mà họ trù định. Hành động đó thể hiện rằng Lincoln thật lòng muốn những người cố vấn của ông cũng mạnh mẽ như ông. Ông là một người lãnh đạo thật sự bản lĩnh. Sự thành công của ông cho thấy tài năng lãnh đạo của vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong các cuộc nội chiến, Lincoln không bao giờ mất đi niềm tin, hay mất đi sự tự tin khi trao sứ mệnh cũng như sức mạnh và sự tự do cho người người mang trọng trách chỉ huy. 1863, Lincoln đã trao quyền chỉ huy quân Potomac cho tướng George Meade. Trong giờ phút Meade thi hành nhiệm vụ, tổng thống đã gửi thư với thông điệp trao toàn quyền chỉ huy tất cả những lực lượng cho đại tướng. Và kết quả ấn tượng của Meade đã giành chiến thắng ở trận chiến đó.

Henry Ford

Ông là người tạo ra cuộc cách mạng xe hơi đã tạo nên mốc son trong lịch sử thương mại của nước Mỹ. 1903, ông đã sáng lập nên hãng xe Ford để đưa xe hơi đến với tất cả người dân Mỹ. 1914, Ford đã sản xuất và cung cấp gần 50% thị trường xe hơi ở Mỹ. Công ty Ford trở thành câu chuyện thành công kiểu Mỹ.

Henry Ford suýt đưa công ty mình tới chỗ phá sản.

Ông rất ưng ý mẫu Model T đến nỗi không muốn có bất kỳ thay đổi nào và không cho phép ai chê bai nó. Một lần, nhóm kỹ sư của ông đã thiết kế ra một mẫu mới và muốn tạo cho ông sự ngạc nhiên, nhưng không những ông không ngạc nhiên mà còn giật tung cánh cửa và phá nát nó. Trong 20 năm, Ford chỉ đưa ra thị trường một mẫu xe hơi Model T do chính ông thiết kế. Đến 1927, ông mới miễn cưỡng cho phép đưa ra thị trường mẫu xe hơi mới, mẫu Model A nhưng nó quá chậm cải tiến kỹ thuật so với mặt hàng công ty khác. 1931, cổ phiếu của Ford đã giảm còn 28%. Edsel, con trai của Henry Ford là người có mối quan tâm đến đội ngũ lãnh đạo, nhưng ông đã mất sớm ở tuổi 49. Henry Ford II là con trai của Edsel tham gia vào công ty khi 26 tuổi, Henry Ford II đã điều hành công ty suốt 15 năm những không mang lại lợi nhuận cho công ty. Vào thời gian đó, công ty thua lỗ 1 triệu đô mỗi ngày. Henry Ford II đã nhận ra sự yếu kém của mình đã tìm kiếm những nhà lãnh đạo giỏi hỗ trợ. Vận may là đã có một số nhà lãnh đạo giỏi hỗ trợ. 1949, Ford lấy lại đà phát triển, năm đó công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 1 triệu xe Ford, Mercurys, Lincoln. Nhưng sau đó, Henry Ford II thi hành chính sách chọc gậy bánh xe chia rẽ mối quan hệ của các thành viên ban lãnh đạo, xa thải và loại bỏ những nhân vật quan trọng vì lo sợ sự an toàn của bản thân. Henry Ford II đã mắc sai lầm trong nguyên tắc chia sẻ quyền lực.

13. NGUYÊN TẮC TÁI TẠO

Đào tạo lãnh đạo bằng một nhà lãnh đạo

– Một nghiên cứu nhằm tìm ra yếu tố thúc đẩy những người trở thành lãnh đạo cho thấy: 10% người trở thành lãnh đạo do có tố chất năng lực lãnh đạo tự nhiên, 5% số người lãnh đạo là kết quả từ khủng hoảng, 85% người lãnh đạo là do được ảnh hưởng bởi những nhà lãnh đạo khác. Như vậy có tới 85% nhà lãnh đạo có được phẩm chất lãnh đạo được tạo dựng thông qua việc học hỏi những người lãnh đạo giàu kinh nghiệm
– Chỉ có những nhà lãnh đạo mới có khả năng phát triển và gây dựng nên nhà lãnh đạo
– Một người không thể cho người khác thứ mà họ không có, và những người chỉ biết tuân thủ hoàn toàn không có tiềm năng trở thành lãnh đạo.
– Bất kể chuyên môn hay lĩnh vực nào, những nguyên tắc lãnh đạo không hề thay đổi.
– Chỉ có một con đường duy nhất giúp bạn trau dồi, tái tạo ra những nhà lãnh đạo, là bạn phải trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn
– Những nhà lãnh đạo xuất sắc đều đặt sự nghiệp đào tạo các nhà lãnh đạo là ưu tiên cao nhất trong cuộc sống của mình.
– Nếu bạn chú trọng việc đào tào nhà lãnh đạo, tổ chức của bạn sẽ trở thành nơi đại bàng làm tổ, nó không chỉ hấp dẫn, lôi cuốn những chú chim đại bàng, mà còn giúp đại bàng học cách bay.

John Maxwell

Khi còn nhỏ, ông học được rất nhiều từ cha mình Melvin Maxwell về cách làm việc với mọi người, hiểu được những ưu tiên, tự tu dưỡng bản thân bằng kế hoạch phát triển cá nhân, cách hành xử với mọi người và học được cách suy nghĩ của một nhà lãnh đạo. Qua đó ông đã có sự hiểu biết và có trực giác sâu sắc về lãnh đạo hơn các bạn cùng lớp. Và ông cũng tìm những nhà lãnh đạo xuất sắc để noi gương và học hỏi từ họ. Nếu bạn muốn phát triển trở thành nhà lãnh đạo, hãy dành thời gian với những nhà lãnh đạo kiệt xuất mà bạn có thể tìm kiếm.

General Electric

GE là kết quả của cuộc sát nhập giữa 2 công ty là Thomas Edison General Electric và Houston Electric, được lãnh đạo bởi Jack Welch, là công ty lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất thế giới, là công ty liên tục đứng hạng nhất trong các cuộc bình chọn về những công ty được ngưỡng mộ và yêu thích nhất do tạp chí Fortune và Financial Times tiến hành. GE luôn tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh. Từ 1950, GE đã soạn 1 cuốn sách xanh “blue book” vô cùng nổi tiếng gồm 5 chương, hướng dẫn cực kỳ chi tiết về việc quản lý dành cho các nhà lãnh đạo của GE. Công ty luôn luôn duy trì sự nghiệp đào tạo lãnh đạo. Dù đã mất đi nhiều nhà lãnh đạo có năng lực nhưng công ty có khả năng đào tạo và phát triển một đội ngũ lãnh đạo ấn tượng trong quá trình hoạt động. Phát triển lãnh đạo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của công ty. Công ty đã dành hơn 500 triệu đô chỉ cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ lãnh đạo ngay tại học viện của chính họ. Học viện Crotovill được mệnh danh là “Tập đoàn Harvard Mỹ”.

14. NGUYÊN TẮC TIN CẬY

Mọi người tin cậy người lãnh đạo trước khi tin cậy tầm nhìn của họ

– Nhà lãnh đạo tìm kiếm giấc mơ trước khi tìm kiếm mọi người. Còn mọi người thì tìm kiếm nhà lãnh đạo sau đó nới tìm kiếm giấc mơ.
– Mọi người không phải đi theo những lý do chính đáng trước, mà họ tìm kiếm và đi theo nhà lãnh đạo người sẽ mang đến những lý do chính đáng cho họ.
– Mọi người sẽ tin tưởng nhà lãnh đạo trước khi họ đi theo thực hiện tầm nhìn của ông ấy.
– Nhà lãnh đạo cần đặt câu hỏi cho bản thân: “Tôi đã mang lại lý do chính đáng để học tin cậy mình chưa?”. Nếu bạn không tạo dựng uy tín trước những người do bạn lãnh đạo thì bất kể tầm nhìn của bạn có lớn đến đâu, mọi người cũng sẽ không làm theo.
– Mọi người mua giầy của Nike vì họ đã tin tưởng Michael Jordan, anh là đại diện cho thương hiệu, họ mua chỉ vì tin anh ấy mà không cần quan tâm chất lượng sản phẩm đó đến đâu.
– Một khi mọi người đã tin tưởng vào ai đó, họ sẵn sàng tạo cơ hội cho chiến lược của anh ta.
– Để tầm nhìn của bạn có cơ hội trở thành hiện thực, bạn cần phải trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, bạn phải tìm cách làm cho mọi người tin cậy bạn.
– Bạn không được phép cho rằng mình luôn đúng. Thành công của bạn sẽ được xác định bằng khả năng có thể đưa mọi người đến nơi họ mong muốn. Nhưng bạn sẽ không thể làm được điều đó nếu mọi người không tin tưởng vào sự lãnh đạo của bạn. Hãy kiên nhẫn chờ mọi người theo bạn.

Judith Estrin

Cô đã thành lập hai công ty kinh doanh phần mềm. Cô đã mất 6 tháng để thu thập vốn cho công ty đầu tiên. Nhưng sự khởi động của công ty thứ hai thì chưa đầy một đêm. Chỉ chưa đầy 2 cuộc gọi đến trong chưa đầy một phút thông báo họ đồng ý cho cô vay 5 triệu đô, thậm chí mọi người còn vui vẻ tiếp tục muốn đầu tư thêm tiền cho công ty này. Mọi người đã tin cậy cô nên họ sẵn sàng tin cậy bất cứ chiến lược nào của cô, đó là sức mạnh vô hình.

Mahatma Gandhi

Ông được biết đến là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mọi thời đại, ngày nay mọi người luôn kính trọng và tôn ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Mahatma có nghĩa là “Linh hồn vĩ đại”, trong khi tên thật của ông mà Mohandas Gandhi. Ông học cử nhân Luật ở London, sau đó trở lại Ấn Độ rồi sang Nam Phi làm việc. 1914, ông hồi hương về Ấn Độ ông hiểu rất sâu sắc tình cảnh đất nước mình. Ông đã lãnh đạo những cuộc biểu tình và đình công trên khắp cả nước chống lại ách đô hộ của thực dân Anh, nhằm đòi lại tự do cho đất nước. Mọi người đi theo và tìm kiếm sự lãnh đạo của ông ngày càng đông.
Chiến lược của ông là những cuộc đấu tranh “bất bạo động” bằng cách không tuân thủ hợp tác. Ông kêu gọi mọi người đốt quần áo do nước ngoài sản xuất và tuyệt đối sử dụng quần áo truyền thống. Tư tưởng của ông là “bất bạo động là hình thức đấu tranh mạnh mẽ nhất của con người. Sức mạnh của nó còn mạnh mẽ hơn tất cả những vũ khí tối tân nhất mà con người tạo ra.” Lúc đầu nhiều người Ấn Độ không tin vào chủ trương này, nhưng họ đã tin vào con người ông và sự lãnh đạo của ông. Hàng triệu người Ấn Độ đã tin theo tầm nhìn chiến lược và tuân thủ kế hoạch của ông. Năm 1947, họ đã giành được quyền tự trị.

15. NGUYÊN TẮC CHIẾN THẮNG

Nhà lãnh đạo tài ba luôn tìm ta con đường cho toàn đội giành chiến thắng.

– Những nhà lãnh đạo chiến thắng có một điểm chung là không bao giờ chấp nhận thất bại, họ tìm kiếm những yếu tố cần thiết để toàn đội giành được chiến thắng rồi từ đó thực hiện những điều đó.
– Khi có áp lực là lúc những nhà lãnh đạo xuất sắc thể hiện khả năng tốt nhất.
– Người lãnh đạo dùng năng lực của mình để làm cho đồng đội chơi tốt hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều thực hiện sứ mệnh của mình ở hậu trường, bạn không bao giờ có thể nhìn thấy.
– Một đội bóng không thể giành chức vô địch nếu các cầu thủ của họ có tầm nhìn khác nhau. Mọi người cần phải có tiếng nói chung và có sự đồng thuận đồng tâm với mục tiêu chung. Đội đòi hỏi những tài năng phong phú để đảm bảo thành công và có người lãnh đạo luôn cống hiến cho chiến thắng và phát triển cầu thủ tới đúng tiềm năng của họ.

Abraham Lincoln

Ông là một nhà lãnh đạo rất tiêu biểu, Lincoln chưa bao giờ quên ưu tiên số 1 của mình là chiến thắng dân tộc, nó đứng trên cả lòng tự hào, uy tín và hạnh phúc riêng của bản thân. Ông tập hợp quanh mình những lãnh đạo cừ khôi nhất, trao quyền cho tướng lĩnh và không ngại chia sẻ với mọi người niềm tin chiến thắng.

Winston Churchill

Trước khi làm thủ tướng Anh Quốc năm 1940, ông đã lên tiếng chống lại Đức quốc xã. 1932 ông đã khuyến khích người dân chống lại Hitler, nhưng thật không may, Thủ tướng đương nhiệm cũng như các lãnh đạo khác của Anh Quốc không đứng lên chống lại Hitler. Ngày càng có thêm nhiều quốc gia của Châu Âu rơi vào tay của Đức Quốc xã. Giữa năm 1940, hầu hết châu Anh đã nằm dưới quyền kiểm soát của Đức, Churchill quyết không chịu cúi đầu, ông đã lãnh đạo người dân ở Anh Quốc làm thay đổi lịch sử của thế giới tự do. Anh Quốc một mình đối mặt với sự đe dọa xâm lược của Đức. Khi Hitler ngỏ ý liên kết với Anh Quốc, Churchill đã từ chối. Trong bài diễn văn đầu tiên khi nhậm chức thủ tướng, ông đã đưa ra câu hỏi: “Đâu là một đích của chúng ta?” Và ông đã trả lời bằng 1 từ “Chiến thắng”, phải chiến thằng bằng mọi giá, chiến thắng mặc những lo sợ, và chiến thắng du con đường phải đi rất dài và gập ghềnh. Mặc dù không thích cộng sản, nhưng Churchill vẫn liên minh với Stalin và Xô Viết. Mặc dù tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt khi đó không sẵn lòng tham gia vào cuộc chiến, Churchill vẫn nỗ lực xây dựng mối quan hệ, chuyển từ quan hệ hữu nghị sang tôn trọng lẫn nhau. Để chiến thắng ông đã làm mọi việc mà ông có thể làm: tập hợp nhân dân, dàn quân, liên kết Xô Viết, thuyết phục Mỹ tham chiến. Mọi cố gắng của ông đã thành công.

Michael Jordan

Anh ta là một vận động viên bóng rổ gạo cội đồng thời cũng là một thủ lĩnh hiếm có. Khi trận đấu đang diễn ra theo đúng chiến thuật, Jordan đã tìm ra con đường đưa cả đội giành chiến thắng. Jordan có tham vọng và niềm say mê chiến thắng như một phần tất yếu của cuộc sống. Thậm chí anh thể hiện điều đó cả trong tập luyện. Anh có tài năng và nỗ lực để chiến thắng trong các trận đấu và luôn tập trung vào sự lãnh đạo toàn đội làm cho đồng đội chơi tốt hơn. Điều quan trọng với anh là làm gì đúng đắn để lãnh đạo đội bóng của mình giành chiến thắng.

Southwest Airline và Herb Kelleher

Southwest do Rollin King, một nhà kinh doanh hàng không; John Parker chủ ngân hàng và luật sư Herb Kelleher sáng lập năm 1967. Họ phải mất 4 năm để chuyến bay đầu tiên cất cánh. Khi công ty đi vào hoạt động rất nhiều đối thủ đều cố gắng đánh bật họ ra khỏi đường bay. Các cuộc chiến ở tòa án , nguồn vốn cạn kiệt, họ gần như thất bại, ban giám đốc muốn từ bỏ, nhưng Kelleher vẫn tiếp tục đại diện cho công ty tại tòa án, thậm chí phải bỏ tiền túi của mình ra. Ông tiếp tục kiên cường chiến đế vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng họ đưa được máy bay của mình cất cánh. Khi đi vào hoạt động, Southwest thuê thêm nhiều nhà quản lý và nhân viên giỏi, họ tiếp tục chiến đấu cùng nhau trên tòa án và trên thị trường. Thậm chí họ phải bán 1 trong 4 máy bay của mình để tồn tại. Trong khó khăn, họ vẫn tiếp tục duy trì được đường bay và lịch trình bay để cứ 10 phút lại có một chuyến bay. Họ tìm ra cách để lấp điểm trống máy bay, phát kiến ra các mức giá khác nhau dành cho từng thời điểm, tạo cho khách hàng khách hàng nhàn rỗi tiết kiệm được chi phí. 1978 Kelleher trở thành chủ tịch công ty. Ngày nay, Southwest đã trở thành một tập đoàn đầy quyền lực và giữ vai trò thống trị thị trường.

16. NGUYÊN TẮC ĐỘNG LỰC

Động lực là tri kỷ của lãnh đạo.

– Những nhà lãnh đạo giỏi hiểu được rằng để thay đổi được phương hướng, trước hết họ phải tạo ra chuyển động.
– Các nhà lãnh đạo luôn luôn tìm ra phương pháp để tạo ra mọi thứ
– Nhà lãnh đạo luôn tìm cách để mọi việc diễn ra đúng kế hoạch
– Nếu không thể nhóm lửa, hay ra khỏi bếp
– Nhà lãnh đạo phải biết tạo dựng động lực để những người đi theo lĩnh hội
– Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc đơn giản cũng có thể trở thành những chướng ngại và khó khăn. Nhưng khi có động lực, bạn sẽ thấy một tương lại xán lạn, chướng ngại vật chỉ còn là chuyển nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời.
– Khi những nhà lãnh đạo có động lực thì mọi người coi họ là thiên tài. Họ quên ngay những khuyết điểm trong quá khứ. Họ quên đi những sai sót mà nhà lãnh đạo mắc phải. Động lực làm thay đổi cái nhìn của mọi người về nhà lãnh đạo.
– Động lực giúp nhân viên làm việc tốt hơn khả năng của họ.
– Nếu bạn đã từng lướt ván, bạn sẽ biết rằng bắt đầu cố gắng đứng dậy trên mặt nước khó khăn thế nào, nhưng khi đứng được rồi, thì điều khiển ván trượt lại vô cùng dễ dàng.

Jaime Escalante

Câu chuyện của vị giáo viên này có thực và đã được chuyển hóa thành phim có nhan đề Stand and Delivery. Ông đã đóng góp phần lớn vào việc đưa trường Garfield là trường trung học phía đông Losangeles California, từ một trường dốt nhất khu vực thành trường giỏi đẳng cấp ở nước Mỹ. Garfield . Escalante có mong ước cháy bỏng là giúp mọi người thay đổi cuộc sống. Năm 43 tuổi, mặc dù đang có công việc tốt nhưng ông để quyết định học chuyên môn thứ hai để có thể dạy học ở Mỹ. Ông đã được trường trung học Garfield thuê giảng dạy môn tin học mặc dù chuyên môn của ông là Toán. Khi vào trường ông thấy trường có rất nhiều vấn đề. Tính kỷ luật dường như không tồn tại ở đây, học sinh la hét om sòm cả ngày, trong trường có rất nhiều băng nhóm phân chia danh giới. Hầu như ngày nào, ông cũng có ý định xin thôi việc. Nhưng niềm đam mê dạy học và khát khao cống hiến cho sự nghiệp cải thiện cuộc sống cho học sinh đã không cho phép ông từ bỏ. Hàng năm có cuộc thi toán nâng cao nhưng trường này chưa có ai đỗ, thậm chí số người dự thi rất ít. Ông đã quyết định thay đổi điều đó.
Năm 1978, ông tổ chức lớp toán nâng cao đầu tiên. Trước hết, ông tổ chức cuộc kiểm tra cho tất cả những học sinh giỏi nhất trong số 3500 học sinh của trường. Kết quả, ông chọn được 14 học sinh. Sau 2 tuần đầu tiên, 7 học sinh đã bị loại do chưa đủ năng lực, Cuối năm chỉ còn 5 học sinh. Tất cả học sinh này đều dự thi môn Toán nâng cao nhưng chỉ có 2 người đậu. Escalante vô cùng thất vọng nhưng không bỏ cuộc, ông biết rằng nếu mang lại cho các em học sinh cơ hội chiến thắng, tạo cho các em tính tự tin và hy vọng thì ông có thể thúc đẩy các em trưởng thành hơn, tiến bộ hơn. Năm 1979, ông đã chuẩn bị kỹ hơn và giảng giải kỹ hơn, đồng thời mở chương trình học hè để dạy trước môn Toán, nhờ đó năng lực của các em học sinh được cải thiện đáng kể. Năm đó dự thi kỳ thi toán nâng cao có 8 em, 6 em trong số đó đã thi đỗ. Đến năm 1980, lớp Toán của ông tăng lên 15 học sinh, và 14 em trong số đó đã thi đỗ. Sau thời gian đó, chương trình toán nâng cao đã bùng nổ. Năm 1983, số học sinh của lớp Toán nâng cao đã lên 31 học sinh, năm 1984 là 63 em. Năm 1987, trường Garfield có 129 học sinh tham dự kỳ thi thì 85 học sinh đã được nhận học bổng. Trường Garfield từng được coi là trường đáy của khu vực thì nay đã chiếm một tỉ lệ lớn số học sinh thi đỗ kỳ thi toán nâng cao. Cũng năm 1987, rất nhiều học sinh giỏi ở khu vực lân cận xin nhập học. Từ ngôi trường là trò cười của khu vực giờ đây đã lại trở thành một trơng ba trường trung học dẫn đầu nước Mỹ

17. NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN

Nhà lãnh đạo tập trung vào công việc được ưu tiên

– Nhìn vào cuộc đời của bất kỳ một nhà lãnh đạo lỗi lạc nào, bạn đều có thể nhận ra những ưu tiên mà họ đặt ra trong mỗi hành động.
– Nguyên lý 80/20, nếu bạn dành tất cả sự chú ý cũng như mọi sự đầu tư vào tốp 20% những điều quan trọng thì bạn sẽ có 80% hiệu quả công việc của bạn.
– Thành công lớn nhất chỉ có thể đến khi bạn tập trung mọi người vào những công việc thực sự quan trọng

Quy tắc 3R

Để đạt được hiệu quả cao, những nhà lãnh đạo buộc bản thân thực hiện ba điều sau để xác định những việc cần ưu tiên:
(1) Requirement (yêu cầu): Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm trước một ai đó, chủ lao động, ban giám đốc, cổ đông, hay một người nào đó. Bạn cần phải ưu tiên bắt đầu bằng điều người đó yêu cầu điều gì ở bạn? Nếu yêu cầu nào không đòi hỏi bạn thực hiện với tư cách cá nhân, bạn có thể ủy nhiệm người khác làm thay.
(2) Return (kết quả): Điều gì mạng lại kết quả ấn tượng nhất? Hãy ưu tiên làm việc đó. Bạn nên dành nhiều thời gian làm việc trong những lĩnh vực sở trưởng nhất của mình là điều mang lại kết quả ấn tượng nhất. Nếu 80% công việc đó có thể do một ai đó trong tổ chức hoàn thành tốt, bạn hãy giao trọng trách đó cho họ.
(3) Reward (phần thưởng): Điều gì mang lại phần thưởng xứng đáng nhất? Hãy ưu tiên điều đó.

John Maxwell

Ông đã chia tỉ lệ thời gian để ưu tiên tập trung vào 4 công việc chủ chốt như sau. Ông tập trung thời gian để mang đến hiệu quả cao nhất cho thời gian mà ông đã bỏ ra.
– Lãnh đạo : 19%
– Giao tiếp: 38%
– Sáng tạo: 31%
– Tạo mạng lưới: 12%

Jack Welch

Ông là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của GE. Ông đảm nhận vai trò lãnh đạo GE năm 1981 khi GE đã có 90 năm lịch sử, và là một công ty phát đạt có giá cổ phiếu của công ty có giá 4 đô, doanh số 12 tỷ đô, 350 chiến lược kinh doanh, đứng thứ 11 về giá trị trên thị trường chứng khoán. Mặc dù vậy, Welch vẫn tin rằng công ty còn có thể phát triển hơn. Chỉ trong vòng vài tháng lãnh đạo công ty, ông đã tạo ra một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ bộ mặt của công ty. Công ty đã áp dụng một tiêu chuẩn độc nhất cho hàng trăm lĩnh vực và sản phẩm là ” Liệu chúng có thể đứng số 1 hoặc số 2 trên thị trường quốc tế”. Ông đã đóng cửa vài lĩnh vực và loại bỏ một số sản phẩm. Tập trung tái đầu tư cho những lĩnh vực quan trọng nhất. Điều đó đã mang lại kết quả hết sức to lớn, hầu hết các lĩnh vực công ty tập trung đều đứng thứ 1 hoặc hai trên thị trường thế giới. Từ ngày ông lãnh đạo công ty, chứng khoán của GE tăng hơn 20 lần lên mệnh giá 80 đô một cổ phiếu. Tạp chí Fortune đã xếp GE là công ty đứng đầu trong cả nước và là công ty có doanh số lớn nhất thế giới với số vốn hơn 250 tỷ đô la.

18. NGUYÊN TẮC HY SINH

Nhà lãnh đạo phải biết lùi để tiến

– Lãnh đạo có nghia là làm gương cho người khác, khi anh ở vị trí lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo nhất cử nhất động của anh
– Bất kể khi nào bạn nhận ra đó là bước đi đúng thì đừng ngần ngại hy sinh, lùi lại để tiến lên
– Khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn mất đi quyền nghĩ về bản thân
– Khi bạn thăng tiến trong lãnh đạo, trách nhiệm của bạn sẽ tăng lên, còn quyền lợi thì giảm sút
– Những nhà lãnh đạo hiệu quả phải hy sinh, từ bỏ những cái tốt để đạt được những cái tốt nhất
– Thời gian của ông không còn là của riêng cá nhân ông, ông phải xem xét mọi việc cẩn thận và kiên định
– Sẽ không có một sự thành công nào mà không có sự hy sinh, bạn càng muốn đạt cấp độ lãnh đạo cao, bạn càng phải chịu nhiều hy sinh

Tập đoàn Chrysler và Lee Iacocca

Tập đoan Chrysler được thành lập vào những năm 1920, đến năm 1928 đã mua thêm một số công ty khác, đến 1940 công ty phát triển rực rỡ đứng thứ 2 trên thế giới trên cả tập đoàn Ford, chỉ sau General Motor. Hồi đó Chrysler nắm tới 25% thị trường xe hơi nội địa Mỹ. Đó là một câu chuyện thành công tuyệt diệu. Công ty tiếp tục phát triển đến những năm 1960, với những đổi mới công nghệ động cơ như là động có có hệ thống đốt chát bằng điện, hệ thống phanh bằng thủy lực đầu tiên và lần đầu lặp ráp hệ thống điện tử dưới mui xe. Đến 1970 công ty trượt dốc không phanh. Năm 1978, giá cổ phiếu công ty giảm sút nghiêm trọng từ 25% xuống còn 11%. Mọi thứ trở nên tồi tệ và có nguy cơ phá sản.

Lee Iacocca

Chuyên môn là kỹ sư, song ông đã tình nguyện bắt đầu công việc của mình trong lĩnh vực kinh doanh cho Ford năm 1940. Ông đã phát triển và nắm vai trò lãnh đạo ở Michigan. Trong thời gian đó, ông đã lãnh đạo đội ngũ thiết kế đưa ra mãu xe hơi đặc biệt như Lincoln Continental Mark III và Mustang, những loại xe hơi nổi tiếng trong lịch sử xe hơi. Năm 1970 ông trở thành giám đốc cho tập đoàn Ford chức vụ cao nhất công ty chỉ sau chủ tịch Henry Ford II. Iacocca đã làm ở Ford 32 năm, đến năm 1978, ông đã đi khỏi công ty, mặc dù công ty đang làm ăn thuận lợi nhưng do bất tương xứng trong thành quả cũng như cổ phần mà ông đã đóng góp xây dựng công ty. Lúc rời đi ông mới 54 tuổi.

Iacocca nhận thách thức mới cho vị trí mới giám đốc điều hành của Chrysler. Ông đã chấp nhận công việc, nhưng đã bắt đầu con đường của sự hy sinh cá nhân. Khoản lương ông nhận được từ Chrysler chỉ bằng hơn nửa so với lương khi ông làm giám đốc ở Ford. Khi làm ở Ford, ông làm từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7 và Chủ Nhật, nhưng ở Chrysler vì muốn vực dậy công ty ông đã làm làm việc gần như mọi lúc mọi nơi, khi về nhà ông cũng không ngủ được. Công ty có nhiều vấn đề từ tài chính đến dịch vụ cung ứng, các chi nhánh làm việc thiếu tập thể. Công ty liên tục thua lỗ.

Iacocca hiểu rằng, lãnh đạo thành công là phải chấp nhận hy sinh để khôi phục. Trong ba năm, ông đã sa thải 33 trong tổng số 35 phó giám đốc. Ông đã tuyển dụng nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi, rất nhiều người đến từ Ford. Ông cắt bớt các chi phí, thậm chí ông tự cắt giảm toàn bộ lương của mình xuống còn 1 đô la một năm. Ông đã nói rằng :”Lãnh đạo là phải làm gương cho người khác” . Ông kêu gọi ban lãnh đạo giảm 10% lương. Để Chrysler thành công, rất cả mọi người trong công ty đã phải hy sinh. Năm 1982, công ty đã có được lợi nhuận sản xuất lên đến 925 triệu đô la, lợi nhuận cao nhất trong lịch sử công ty. 1983 công ty trả hoàn toàn hết nợ, Sau đó giá trị của công ty trên sàn chứng khoán đã tăng gấp đôi so với trước khi Iacocca tới. Một thành công tuyệt vời, phải hy sinh để tiến lên phía trước.

19. NGUYÊN TẮC THỜI CƠ

Thời điểm là cơ hội

– Đôi khi thời cơ quan trọn hơn cả tài năng. Thời cơ là tất cả.
– Người không phải là lãnh đạo, khó nhận ra thời cơ.
– Những nhà lãnh đạo lỗi lạc luôn nhận thức được thời điểm nắm quyền có tâm quan trọng không kém gì những điều ông làm và địa điểm tiến hành
– Hành động sai, tại thời điểm sai sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu một nhà lãnh đạo liên tục không chỉ ra được đúng sai, dù là một việc nhỏ, mọi người sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng để ông ấy lãnh đạo là một sai lầm.
– Một hành động đúng nhưng sai thời điểm sẽ bị chối bỏ. Nhà lãnh đạo cần chỉ ra được phải hoàn thành cái gì và khi nào nên hành động.
– Hành động sai tại thời điểm đúng cũng là một sai lầm, chỉ có hành động đúng tại thời điểm đúng mới mang lại thành công.
– Thời cơ có thể thay đổi cuộc đời của một con người
– Đọc được tình huống và biết cách xử lý nó chưa đủ để đưa bạn đến thành công trong nghệ thuật lãnh đạo, chỉ có hành động đúng trong thời điểm đúng mới đưa đến thành công.

Tổng thống Jimmy Carter

Ông được bầu làm tổng thống Mỹ năm 1976, cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn thăng tiến trên từng nấc thang của những cơ hội và thời cơ. Năm 1953, cha ông qua đời, nên ông phải chuyển đến Georgia để giúp gia đình kinh doanh. Chỉ trong vài năm, ông đã gặt gái được nhiều thành công trở thành một doanh nhân được kính nể. Năm 1962, thời cuộc thay đổi, Georgia đã bắt đầu suy yếu và sụp đổ, đội ngũ quan chức già nua tham quyền cố vị, tham nhũng công khai. Carter đã nhận ra rằng lần đầu tiên trong lịch sử, một người không nằm trong hệ thống chính trị có cơ hội được bầu vào một vị trí trong chính phủ, ông đã quyết định ra tranh cử nghị sỹ bang Georgia. Một số quan chức thậm chí dụ dỗ cử chi bỏ phiếu và làm lệch kết quả bỏ phiếu. Kết quả là Carter đã thất bại ngay bước đầu. Nhưng ông đã không từ bỏ dễ dàng, ông đã phản đối kết quả bỏ phiếu lên tòa án tối cao để thanh tra. Kết quả kiểm phiếu thay đổi, ông đã chiến thằng trong cuộc bầu cử. Sau đó, năm 1970 ông tiếp tục thành công trong cuộc tranh cử làm thống đốc bang. Những gì Carter tiếp tục làm là ngoài sức tưởng tượng, ông đã quyết định ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Ông ứng cử chức tổng thống khi chỉ mới tham gia một khóa thượng nghị sỹ và một nhiệm kỳ làm thống đốc bang Georgia, kinh nghiệm quá ít và chưa có nhiều người dân biết đến ông, các phe phái chính trị cũng không biết đến ông và cũng không thể đoán được chuyên môn của ông. Cũng không có bất kể cơ hội nào để ông nhận được sự tiến cử vào Đảng Dân chủ để vào cuộc đua làm tổng thống. Nhưng Carter đã khong bị khuất phục. Ông và vài cộng sự đã nhận ra thời cơ đang đến với ông năm 1976, đó là cơ hội duy nhất cho một người ngoại đạo vào chức vụ tổng thống, sẽ không bao giờ có cơ hội lần 2. Người dân Mỹ đã quá mệt moi do cuộc chiến tranh Việt Nma và sự nhục nhã của Watergate. Họ nghi ngờ chính phử Washington. Ông không giống bất cứ một người tiền nhiệm nào, cũng chưa bao giờ làm việc ở Washinton cũng như làm nghị sĩ quốc hội, thượng nghị sĩ hay phó tống thống. Ông là một gương mặt hoàn toàn mới và có thể coi là một người ngoại đạo, đặc biệt và khá liều lĩnh. Thời cơ đến, năm 1977 ông đã tuyên bố nhậm chức Tổng thống lần thứ 39 của Mỹ. Ông làm tổng thống 1 nhiệm kỳ, đến năm 1980 ông không còn được tái cử do đất nước trải qua nhiều vấn đề: kinh tế hỗn loạn, nợ nần tăng vọt, chính sách đối ngoại với Xô Viết, nhiều tình trạng bất ổn đã xẩy ra. Người thay thế ông là Ronald Reagan.

20. NGUYEN TẮC TĂNG TRƯỞNG BÙNG NỔ

Để cộng thêm hãy lãnh đạo cấp dưới, để nhân lên hãy lãnh đạo thủ lĩnh.

– Chìa khóa là phát triển sự nghiệp lãnh đạo, bạn làm công việc đó bằng cách bồi dưỡng và phát triển con người
– Những nhà lãnh đạo phát triển lực lượng cấp dưới, mỗi lần họ chỉ bồi dưỡng một người. Song những nhà lãnh đạo phát triển những nhà lãnh đạo thì họ bồi dưỡng theo cấp số nhân, bởi vì với bất kỳ một nhà lãnh đạo họ xây dựng nên, họ cũng sẽ phát triển được thêm lực lượng cấp dưới, từ số người đi theo nhà lãnh đạo đó.
– Để công ty phát triển bùng nổ cần phát triển những lãnh đạo và cả sự nghiệp lãnh đạo của những nhà lãnh đạo.
– Tập trung phát triển nhóm 20% mạnh nhất, phát triển điểm mạnh của họ, phân chia quyền lực, đầu tư thời gian cho nhau sẽ giúp công ty phát triển theo cấp số nhân.
– Phát triển những nhà lãnh đạo sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với phát triển nhân viên vì tìm kiếm và lôi cuốn những nhà lãnh đạo khác là việc làm khó hơn, họ là những người đầy tính độc lập, sáng tạo và mạnh mẽ, họ luôn có khuynh hướng làm việc độc lập và tự chủ.
– Phát triển lãnh đạo không đơn giản là đổ nước vào rồi khuấy lên, mà là công việc cần phải có thời gian, nghị lực và có cả nguồn lực hỗ trợ.
– Bạn chỉ có thể đạt được nấc thang cao nhất về lãnh đạo khi và chỉ khi bạn bắt đầu thực hiện công cuộc phát triển, xây dựng những nhà lãnh đạo thay vì phát triển những người cộng tác.

John Schnatter

Năm 1984, Schnatter bắt đầu công việc kinh doanh. Cậu khởi nghiệp bằng công việc bán pizza ở cửa hàng Mick’s Tavern nơi bố cậu là đồng chủ hiệu. Mặc dù còn trẻ nhưng cậu đã có tầm nhìn vĩ mô và năng lực để quản lý cửa hàng của mình. Một năm sau, cậu đã mở hiệu bán bánh đầu tiên ngay cạnh cửa hàng Mick, cậu đặt tên là Papa John’s. Schnatter rất chăm chỉ để xây dựng công ty, cậu thực hiện kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Đến năm 1991, cậu đã có 46 cửa hàng. Năm 1991-1992, Papa John đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Cuối năm 1991 số lượng cửa hàng lên 110 và cuối năm 1992 là 220 cửa hàng. Sự phát triển tiếp tục tăng chóng mặt, đầu năm 1998, công ty của Schnatter đã xây dựng được 1600 cửa hàng. Tại sao Schnatter lại làm được như vậy. Thời gian đầu, những năm 1980 Schnatter luôn tuyển những nhân viên giỏi, anh chỉ họ cách bán hàng nhưng do quá bận để tự trau dồi bản thân cậu không thể bồi dưỡng nhiều cho họ, kết quả cậu đã mất rất nhiều người giỏi. Công ty có phát triển nhưng chưa đột phá. Đến 1990, Schnatter bắt đầu suy nghĩ về yếu tố thúc đẩy công ty phát triển. Chìa khó cho sự phát triển là nghệ thuật lãnh đạo. Ông đã bắt đầu bồi dưỡng khả năng lãnh đạo của mình và “mở của thu hút” những nhà lãnh đạo giỏi cho công ty và cho họ đủ thời gian họ cần. Ông đã tạo dựng một đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ, họ là những người đã tạo nên sự phát triển bùng nổ cho công ty. Mỗi năm công ty xây dựng thêm 400-500 cửa hàng. Mục tiêu của họ là đào tạo nên những người tạo nên công ty và sẽ không ngừng phát triển cho đến khi trở thành công ty sản xuất pizza lớn nhất thế giới.

21. NGUYÊN TẮC DI SẢN

Giá trị cao nhất của nhà lãnh đạo được đo bằng sự kế thừa.

– Di sản là một trong những bổn phận của người lãnh đạo
– Di sản chỉ có thể được thiết lập khi một người có thể tạo dựng cho tổ chức của ông ấy gặt hái được những thành công lớn mà không có sự hiện diện của ông ấy.
– Siêu thành công sẽ đến với nhà lãnh đạo có khả năng phát triển những nhà lãnh đạo khác thực hiện công việc lớn cho ông ấy.
– Giá trị cuối cùng của nhà lãnh đạo sẽ được xác định bằng khả năng tạo dựng tốt sự kế nhiệm cho tổ chức
– Thành công không phải được xác định bằng những gì bạn hướng tới, mà nó được xác định bằng những gì bạn để lại phía sau.
– Chỉ có một con đường duy nhất để phát triển một hệ thống lãnh đạo rộng khắp, đó là xây dựng và bồi dưỡng lãnh đạo như một phần văn hóa của tổ chức mình.

Robert Goizueta và Coca-cola

Ông là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Coca-cola, ông đã phát biểu ở câu lạc bộ quản trị ở Chicago như sau: “Một tỷ giờ đồng hồ trước đây, nhân loại đã xuất hiện trên trái đất. Một tỷ phút đồng hồ trước đây, Kito giáo đã bước vào thế gian này. Một tỷ giây trước đây, bạn nhạc Beatles đã dàn dựng show diễn Ed Sulllivan hoành tráng. Một tỷ chai Coca-cola đã được sản xuất… vào sáng hôm qua. Một câu hỏi chúng tôi đang tự hỏi lúc này là chúng tôi phải làm gì để sản xuất ra một tỷ chai Coca-cola vào sáng hôm nay.” . Ông luôn có mong muốn đưa Coca-cola thành công ty hàng đầu thế giới. Những công ty mất đi lãnh đạo thường rơi vào khủng hoảng, rối loạn, đặc biệt khi sự ra đi của họ không hề báo trước. Nhưng ở Coca-cola thì không như vậy. Năm 1997, một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vĩ đại nhất thế giới từ trần. Di sản của Goizueta để lại cho công ty thật to lớn. Khi ông bắt đầu bước lên lãnh đạo Coca-cola năm 1981, giá trị công ty lúc đó là 4 tỷ đô la. Dưới sự lãnh đạo của ông nó đã tăng lên 150 tỷ đô la, tức là 3500%. Coca-cola trở thành tập đoàn thứ hai có lợi nhuận vao nhất Mỹ. Rất nhiều cổ đông trở thành triệu phú, trường đại học Emory ở Atlanta do Coca-cola sở hữu có gia trị tương đương với trường Harvard. Trước đây các công ty đã không để tâm đến phát triển nhân lực, nhưng Robert Goizueta thì khác, ông luôn chú trọng việc đào tạo đội ngũ lãnh đạo và ông đã rất tự tin lựa chọn, phát triển và bồi dường năng lực cho người kế vị mình là Douglas Invester. Khi ông qua đời, Coca-cola đã không có sự hoảng loạn nào xảy ra, công ty vẫn tiếp tục phát triển rực rỡ.

Mọi thứ đều bắt đầu và kết thúc từ người lãnh đạo
Bất cứ nỗ lực nào mà bạn có thể đảm nhận có liên quan đến những người khác sẽ tồn tại hoặc kết thúc tùy thuộc vào khả năng lãnh đạo của bạn.

– Nhân tố con người quyết định tiềm lực của công ty
– Các mối quan hệ quyết định tinh khí của công ty
– Kết cấu quyết định quy mô của công ty
– Tầm nhìn quyết định phương hướng của công ty
– Sự lãnh đạo quyết định thành bại của công ty

Hãy theo đuổi ước mơ của mình, hãy khao khát sự xuất sắc, hãy trở thành hình mẫu mà bạn mong muốn, hãy hoàn thành tất cả những việc cần thiết, làm lãnh đạo sẽ giúp bạn làm những việc đó.

Ý kiến